Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

“Những cánh tay nối dài” của ngành Dân số

Ngày 26/12/2016 14:50:51

Ngày 25/12/2016, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức lễ Mít tinh và tuyên dương các cộng tác viên (CTV) dân số tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Tháng Hành động quốc gia về Dân số và 55 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ.

Buổi lễ có sự tham dự của gần 600 đại biểu, trong đó có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ban ngành Trung ương; các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; lãnh đạo các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố cùng đông đảo các CTV dân số tiêu biểu trên cả nước, những người đã nỗ lực không mệt mỏi vì sự nghiệp dân số, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dân số


Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác dân số, chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu của xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm liền. ảnh: N. M

Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác dân số, chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu của xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm liền. ảnh: N. M

CTV dân số là những người giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ. Họ đảm nhận công việc hết sức gian nan, vất vả, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Có nhiều trường hợp, các anh, chị phải đi bộ, trèo đèo, lội suối mới đến được cơ sở. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng những CTV dân số ở vẫn nỗ lực, miệt mài đến từng con dốc của bản làng để tuyên truyền các chính sách về dân số cho người dân. Mạng lưới CTV dân số đã giúp chính quyền các cấp có những số liệu tin cậy cập nhật về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh…

Hơn nữa, do các CTV dân số là lực lượng “nằm vùng”, sát với dân nhất nên họ có điều kiện để kiên trì tuyên truyền, vận động người dân từ chỗ chưa hiểu biết đến hiểu biết, từ đó có thái độ tích cực và chuyển đổi hành vi có lợi để bảo vệ sức khỏe. Do đó, đội ngũ CTV dân số được coi là lực lượng nòng cốt, được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Dân số trong việc thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ trên cả nước. Hay nói cách khác, các chương trình, mục tiêu về DS-KHHGĐ sẽ không thể đạt được những kết quả trong những năm qua nếu không có sự nỗ lực truyền thông trực tiếp tới từng gia đình và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại cơ sở của các CTV dân số.

Mặc dù mức phụ cấp hết sức khiêm tốn nhưng các CTV vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không nề hà vất vả, khó khăn. Nhiều người trong số họ còn tự bỏ tiền túi của mình để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khó khăn khi tham gia KHHGĐ.

Những bước chân không mỏi

Quyết Thắng là một trong 5 xã thuộc diện khó khăn nhất của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Kinh tế ở đây chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn cùng với trình độ dân trí của người dân còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác DS-KHHGĐ tại địa phương. Thế nhưng, theo lời chị Nông Thị Phúc, cán bộ chuyên trách dân số của xã, nhờ đội ngũ CTV dân số tâm huyết, nhiều năm trở lại đây, xã đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra.

Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác dân số, chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu của xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm liền cho biết: Khoảng thời gian gắn bó với sự nghiệp dân số đã để lại trong chị nhiều cung bậc cảm xúc. Chị cho biết, lúc mới nhận nhiệm vụ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về sức khỏe sinh sản, chị cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền. Hơn nữa, khi ấy, bà con ở địa phương cũng chưa nhiệt tình hưởng ứng thực hiện nên hầu như lúc nào chị cũng phải xuống tận nhà để vận động.

“Tôi bảo cánh mày râu thế này: Thứ nhất, nếu phụ nữ phải sinh nhiều con và sinh liên tục sẽ nhanh bị xấu và già đi, như thế người ta sẽ bảo các ông chồng không biết cách chăm vợ nghĩa là chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nên bắt phụ nữ đẻ ít thôi, 2 con là hợp lý. Thứ hai, nếu vợ chồng không dùng các biện pháp tránh thai sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp nếu đã “lỡ” mà phải đi viện để “cho ra” sẽ rất hại đến sức khỏe. Mà hại sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm cho kinh tế trong gia đình không phát triển được, tức là bị nghèo đi. Thế chẳng phải là thiệt đơn, thiệt kép hay sao”, chị Hậu tếu táo.

Chung quy lại, theo lý thuyết rất lôgic của chị, chỉ cần các ông chồng chịu khó dùng bao cao su là mọi vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn, vừa tránh mang thai ngoài ý muốn vừa giúp phòng các bệnh lây qua đường tình dục. Cũng vì thế, chị được người dân địa phương đặt cho biệt danh rất… liên quan đến công việc, đó là “cô bao cao su”, “cô thuốc tránh thai”, “cô kế hoạch hóa gia đình”.

Chị cười bảo: “Chẳng biết biệt danh ấy có từ khi nào, tôi chỉ nhớ, hễ thấy mặt tôi lấp ló ngoài cổng, nhiều người đã tếu táo với nhau “cô bao cao su” lại đến tuyên truyền đẻ ít kìa. Rồi gặp tôi ở đâu, mọi người cũng nghĩ ngay đến bao cao su”. Hỏi chị có ngại với biệt danh đó không, chị nói: “Có gì ngại đâu, gọi thế càng gần gũi hơn mà”.

Hơn 10 năm qua, từ ngày chị Hậu đảm nhận vai trò làm CTV dân số của thôn Kép 3, thôn không có tình trạng sinh con thứ 3; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc báo cáo, cập nhật thông tin dân số cũng rất kịp thời. Ngoài ra, chị Hậu cũng rất khéo léo trong việc “lôi kéo” các ban, ngành ở địa phương cùng chung tay thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đem lại hiệu quả trong việc sinh đẻ có kế hoạch của người dân ở địa phương.

Là người có 12 năm làm CTV dân số, anh Sơn Sa Tha, CTV của ấp Giồng Ông Thìn, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cho biết: Ấp Giồng Ông Thìn là ấp vùng sâu của xã với 280 hộ, 1.149 nhân khẩu, trong đó, người dân tộc Khmer chiếm 93,33%. Khó khăn lớn nhất trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách DS-KHHGĐ là nhận thức của người dân về sinh đẻ có kế hoạch và việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều hạn chế. Do đó, với nhiệm vụ là một tuyên truyền viên nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của bà con trong ấp, anh Sơn Sa Tha thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong ấp, có kế hoạch hàng tháng đến gặp đối tượng với nhiều hình thức tuyên truyền như: Họp nhóm, tư vấn, phát tờ rơi, truyền thanh trên hệ thống đài phát thanh của xã…

Đặc biệt, theo anh Tha, người dân tộc Khmer thường có quan niệm hôn nhân trong nội tộc, do đó, tình trạng kết hôn cận huyết thống rất nặng nề. Từ năm 2011, xã đã triển khai Mô hình giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, do đó, bà con đã phần nào nhận thức được tác hại của việc kết hôn chung dòng máu. “Bản thân tôi là người nắm rõ tình hình của bà con trong ấp, do đó khi biết tin gia đình nào định gả con khi chưa đủ độ tuổi quy định của Nhà nước hay họ hàng định cưới nhau, tôi đã đến tuyên truyền, giải thích cho gia đình hiểu và kịp thời không để sự việc xảy ra”, anh Tha chia sẻ.
Theo giadinh.net

“Những cánh tay nối dài” của ngành Dân số

Đăng lúc: 26/12/2016 14:50:51 (GMT+7)

Ngày 25/12/2016, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức lễ Mít tinh và tuyên dương các cộng tác viên (CTV) dân số tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Tháng Hành động quốc gia về Dân số và 55 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ.

Buổi lễ có sự tham dự của gần 600 đại biểu, trong đó có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ban ngành Trung ương; các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; lãnh đạo các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố cùng đông đảo các CTV dân số tiêu biểu trên cả nước, những người đã nỗ lực không mệt mỏi vì sự nghiệp dân số, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dân số


Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác dân số, chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu của xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm liền. ảnh: N. M

Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác dân số, chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu của xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm liền. ảnh: N. M

CTV dân số là những người giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ. Họ đảm nhận công việc hết sức gian nan, vất vả, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Có nhiều trường hợp, các anh, chị phải đi bộ, trèo đèo, lội suối mới đến được cơ sở. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng những CTV dân số ở vẫn nỗ lực, miệt mài đến từng con dốc của bản làng để tuyên truyền các chính sách về dân số cho người dân. Mạng lưới CTV dân số đã giúp chính quyền các cấp có những số liệu tin cậy cập nhật về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh…

Hơn nữa, do các CTV dân số là lực lượng “nằm vùng”, sát với dân nhất nên họ có điều kiện để kiên trì tuyên truyền, vận động người dân từ chỗ chưa hiểu biết đến hiểu biết, từ đó có thái độ tích cực và chuyển đổi hành vi có lợi để bảo vệ sức khỏe. Do đó, đội ngũ CTV dân số được coi là lực lượng nòng cốt, được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Dân số trong việc thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ trên cả nước. Hay nói cách khác, các chương trình, mục tiêu về DS-KHHGĐ sẽ không thể đạt được những kết quả trong những năm qua nếu không có sự nỗ lực truyền thông trực tiếp tới từng gia đình và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại cơ sở của các CTV dân số.

Mặc dù mức phụ cấp hết sức khiêm tốn nhưng các CTV vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không nề hà vất vả, khó khăn. Nhiều người trong số họ còn tự bỏ tiền túi của mình để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khó khăn khi tham gia KHHGĐ.

Những bước chân không mỏi

Quyết Thắng là một trong 5 xã thuộc diện khó khăn nhất của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Kinh tế ở đây chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn cùng với trình độ dân trí của người dân còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác DS-KHHGĐ tại địa phương. Thế nhưng, theo lời chị Nông Thị Phúc, cán bộ chuyên trách dân số của xã, nhờ đội ngũ CTV dân số tâm huyết, nhiều năm trở lại đây, xã đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra.

Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác dân số, chị Lương Thị Hậu (48 tuổi), CTV dân số tại thôn Kép 3, một trong những CTV tiêu biểu của xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm liền cho biết: Khoảng thời gian gắn bó với sự nghiệp dân số đã để lại trong chị nhiều cung bậc cảm xúc. Chị cho biết, lúc mới nhận nhiệm vụ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về sức khỏe sinh sản, chị cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền. Hơn nữa, khi ấy, bà con ở địa phương cũng chưa nhiệt tình hưởng ứng thực hiện nên hầu như lúc nào chị cũng phải xuống tận nhà để vận động.

“Tôi bảo cánh mày râu thế này: Thứ nhất, nếu phụ nữ phải sinh nhiều con và sinh liên tục sẽ nhanh bị xấu và già đi, như thế người ta sẽ bảo các ông chồng không biết cách chăm vợ nghĩa là chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nên bắt phụ nữ đẻ ít thôi, 2 con là hợp lý. Thứ hai, nếu vợ chồng không dùng các biện pháp tránh thai sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp nếu đã “lỡ” mà phải đi viện để “cho ra” sẽ rất hại đến sức khỏe. Mà hại sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm cho kinh tế trong gia đình không phát triển được, tức là bị nghèo đi. Thế chẳng phải là thiệt đơn, thiệt kép hay sao”, chị Hậu tếu táo.

Chung quy lại, theo lý thuyết rất lôgic của chị, chỉ cần các ông chồng chịu khó dùng bao cao su là mọi vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn, vừa tránh mang thai ngoài ý muốn vừa giúp phòng các bệnh lây qua đường tình dục. Cũng vì thế, chị được người dân địa phương đặt cho biệt danh rất… liên quan đến công việc, đó là “cô bao cao su”, “cô thuốc tránh thai”, “cô kế hoạch hóa gia đình”.

Chị cười bảo: “Chẳng biết biệt danh ấy có từ khi nào, tôi chỉ nhớ, hễ thấy mặt tôi lấp ló ngoài cổng, nhiều người đã tếu táo với nhau “cô bao cao su” lại đến tuyên truyền đẻ ít kìa. Rồi gặp tôi ở đâu, mọi người cũng nghĩ ngay đến bao cao su”. Hỏi chị có ngại với biệt danh đó không, chị nói: “Có gì ngại đâu, gọi thế càng gần gũi hơn mà”.

Hơn 10 năm qua, từ ngày chị Hậu đảm nhận vai trò làm CTV dân số của thôn Kép 3, thôn không có tình trạng sinh con thứ 3; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc báo cáo, cập nhật thông tin dân số cũng rất kịp thời. Ngoài ra, chị Hậu cũng rất khéo léo trong việc “lôi kéo” các ban, ngành ở địa phương cùng chung tay thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đem lại hiệu quả trong việc sinh đẻ có kế hoạch của người dân ở địa phương.

Là người có 12 năm làm CTV dân số, anh Sơn Sa Tha, CTV của ấp Giồng Ông Thìn, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cho biết: Ấp Giồng Ông Thìn là ấp vùng sâu của xã với 280 hộ, 1.149 nhân khẩu, trong đó, người dân tộc Khmer chiếm 93,33%. Khó khăn lớn nhất trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách DS-KHHGĐ là nhận thức của người dân về sinh đẻ có kế hoạch và việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều hạn chế. Do đó, với nhiệm vụ là một tuyên truyền viên nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của bà con trong ấp, anh Sơn Sa Tha thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong ấp, có kế hoạch hàng tháng đến gặp đối tượng với nhiều hình thức tuyên truyền như: Họp nhóm, tư vấn, phát tờ rơi, truyền thanh trên hệ thống đài phát thanh của xã…

Đặc biệt, theo anh Tha, người dân tộc Khmer thường có quan niệm hôn nhân trong nội tộc, do đó, tình trạng kết hôn cận huyết thống rất nặng nề. Từ năm 2011, xã đã triển khai Mô hình giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, do đó, bà con đã phần nào nhận thức được tác hại của việc kết hôn chung dòng máu. “Bản thân tôi là người nắm rõ tình hình của bà con trong ấp, do đó khi biết tin gia đình nào định gả con khi chưa đủ độ tuổi quy định của Nhà nước hay họ hàng định cưới nhau, tôi đã đến tuyên truyền, giải thích cho gia đình hiểu và kịp thời không để sự việc xảy ra”, anh Tha chia sẻ.
Theo giadinh.net

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024