Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Yên Nhân

Ngày 14/02/2014 10:18:35

Yên Nhân là xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, cách thị trấn Thường Xuân 50km về phía Bắc và cách Trung tâm thành phố Thanh Hóa 120km.

I. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN

1. Đặc điểm tựnhiên

1.1. Vịtríđịa lý:

Yên Nhân là xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, cách thị trấn Thường Xuân 50km về phía Bắc và cách Trung tâm thành phố Thanh Hóa 120km.

Phía Nam giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Phía Tây giáp xã Bát Mọt; Phía Đông giáp xã Lương Sơn; Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh.

1.2. Diện tích tựnhiên: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 19.094,63 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 239,37 ha chiếm 1,25 %

- Đất sản xuất lâm nghiệp : 17.607,93 ha chiếm 92,21%

- Đất nuôi trồng thủy sản: 5,26 ha chiếm 0,03 %

- Đất phi nông nghiệp: 350,17 ha chiếm 1,25 %

- Đất chưa sử dụng: 891,9 ha chiếm 4,67 %

1.3. Đặc điểmđịa hình, khí hậu:

Đặc thù địa hình của xã Yên Nhân là vùng núi cao, liên kết với nhau tạo thành những dãy núi liên hoàn, với các độ cao khác nhau tạo nên địa hình rất đa dạng và phức tạp. Độ cao trung bình từ 300 – 800 m, độ dốc lớn trung bình từ 25o đến 35o có nơi > 35o. Địa hình bị chia cắt bởi các con sông, suối và hợp thủy thành từng vùng riêng biệt có hình lòng chảo nghiêng theo hai hướng tây và tây bắc.

Yên Nhân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng, đặc biệt là sự xuất hiện của gió phơn tây nam vào đầu mùa hạ (cuối tháng 4 đến tháng 6 có tới 20 – 30 ngày gió tây thổi). Mùa đông lạnh giá, khô hanh và sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính, khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống và lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt, khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

* Nhiệt độ, không khí: Qua theo dõi nhiều năm của trạm thủy văn Bái Thượng và Đài khí tượng Thanh Hóa cho thấy tổng nhiệt độ năm từ 8.000oC – 8.600oC.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23oC – 24oC.

- Nhiệt độ cao nhất năm từ 37oC – 41oC (tháng 5 – 8)

- Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm từ 1oC – 3oC (tháng 1 – 3 và tháng 12).

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm thấp nhất xảy ra thường vào tháng 1 hoặc tháng 12 (khô hanh) và tháng 5 – 9 (gió tây khô nóng).

- Độ ẩm trung bình năm từ 85% - 86%

- Độ ẩm trung bình cao từ 90% - 91%

- Độ ẩm trung bình thấp từ 75% - 80%

* Độ bốc hơi:

- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 788 mm

- Lượng bốc hơi trung bình cao 900 mm

- Lượng bốc hơi trung bình thấp 60 mm

Bốc hơi nhiều nhất vào tháng 05 đến tháng 8 (thời kỳ rất nóng)

Bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

* Gió bão: Có 2 hướng gió chính

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 – 4 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 xen kẽ có gió mùa tây khô nóng (tháng 4 – 7).

- Bão: Mỗi năm xã Yên Nhân có vài cơn bão đi qua, tập trung vào tháng 8, 9, 10. Sau bão thường mưa lớn hay lũ ống, lũ quét phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình gây tổn hại nhiều đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

* Mưa: Tổng lượng mưa (1600 – 2000 mm) phân bố không đều thường tập trung 60 – 80% lượng mưa vào tháng 5 – 10.

Mưa tiểu mãn vào tháng 5 hoặc đầu kỳ tháng 6 , kỳ mưa lũ tiếp theo là tháng 7 – 10 gây ra lũ lụt kéo dài đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Các tháng ít mưa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dễ gây ra khô hạn, một số cây công nghiệp vùng đồi dễ bị hạn và dễ gây ra nguy cơ cháy rừng.

2. Tài nguyên

a. Thuỷvăn, nguồn nước:

+ nguồn nước mặt:

Trong vùng có nhiều con suối nhỏ và hợp thủy như: Suối Hón Căng, Suối Hón Mít, Suối Hón Ken, suối hón Meo, Suối hón Hăn, Suối hón Tá, Suối Hón Xuân, Suối hón con Ngựa, suối hón Ngoi…. Nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đã được khai thác sử dụng phục vụ sản suất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt bằng việc xây dựng các hồ đập chưa nước. Đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 2 hồ đập nước nhỏ ở các con suối và hợp thủy lấy nước tưới cho lúa và hoa màu, giữ ẩm cho đất.

Nguồn nước ngầm:

Xã có nguồn nước ngầm khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Các kết quả thăm do cho thấy nước ngầm phân bố ở khắp các khu vực trong xã. Tại các thung lũng, tầng phân bố nước chỉ ở độ sâu khoảng 2 m , sâu nhất là 8 – 9 m.

b. Tài nguyên rừng

Rừng Yên Nhân khá đa dạng, phong phú về thành phần loài. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 19.610,93 ha. Trong đó rừng sản xuất là 5362,39. ha, rừng phòng hộ là 3910 ha, rừng đặc dụng 8338,10 ha. Những năm gần đây, thực hiện các dự án 327, 661 và 147 đến nay rừng trồng sản xuất đạt 680 ha. Cây trồng chủ yếu là các loại luồng, keo, xoan.

c. Tài nguyênđất đai

Theo tài liệu FAO – UNESCO năm 2000, đất Yên Nhân có 4 nhóm và 17 loại đất:

- Nhóm 1: Nhóm đất xám - Acrisols (AC) chiếm 89,84%, phân bố trên núi cao, chủ yếu để phát triển lâm nghiệp

- Nhóm 2: Nhóm đất phù sa - Fluvisols (Fl) chiếm 2,05% phân bố ven khe suối.

- Nhóm 3: Nhóm đất đỏ - Ferrlsols (FR) chiếm 3,15%, phân bố ở các vùng đồi thấp.

Nhóm 4: Nhóm đất đỏ tầng mỏng – Leptosols (LP) chiếm 4,96% phân bố ở các khu vực có độ dốc thấp.

3. Nhân lực: Xã Yên Nhân hiện có 6 thôn với 1.098 hộ, 4.850 nhân khẩu. Gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 97,7%, dân tộc Kinh và Mường chiếm 2,3%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 2240 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt tỷ lệ 17,4%.Tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 1867 người.

Trong đó:

+ Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 1995 người, chiếm tỷ lệ 70%

+ Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 245 người, chiếm tỷ lệ 30% ( Lao động đi làm việc ở nước ngoài: 17)

4. Đánh giá tiềm năng của xã

+ Vị trí địa lý là có tỉnh lộ Tây Thanh Hóa đi qua và thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đời sống văn hoá tinh thần và phát triển kinh tế đa ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong nông nghiệp chăn nuôi là thế mạnh của xã về nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Là huyện vùng núi cao, đặc thù được thụ hưởng nhiều cơ chế chính sách của Chính phủ.

+ Tiềm năng đất đai rất đa dạng, diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp;

+ Yên Nhân có tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng được đảm bảo, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – Xã hội.

+ Nhân dân có truyền thống cần cù lao động, ham học hỏi và sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy với công việc và được nhân dân tin cậy.

I. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN

1. Đặc điểm tựnhiên

1.1. Vịtríđịa lý:

Yên Nhân là xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, cách thị trấn Thường Xuân 50km về phía Bắc và cách Trung tâm thành phố Thanh Hóa 120km.

Phía Nam giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Phía Tây giáp xã Bát Mọt; Phía Đông giáp xã Lương Sơn; Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh.

1.2. Diện tích tựnhiên: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 19.094,63 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 239,37 ha chiếm 1,25 %

- Đất sản xuất lâm nghiệp : 17.607,93 ha chiếm 92,21%

- Đất nuôi trồng thủy sản: 5,26 ha chiếm 0,03 %

- Đất phi nông nghiệp: 350,17 ha chiếm 1,25 %

- Đất chưa sử dụng: 891,9 ha chiếm 4,67 %

1.3. Đặc điểmđịa hình, khí hậu:

Đặc thù địa hình của xã Yên Nhân là vùng núi cao, liên kết với nhau tạo thành những dãy núi liên hoàn, với các độ cao khác nhau tạo nên địa hình rất đa dạng và phức tạp. Độ cao trung bình từ 300 – 800 m, độ dốc lớn trung bình từ 25o đến 35o có nơi > 35o. Địa hình bị chia cắt bởi các con sông, suối và hợp thủy thành từng vùng riêng biệt có hình lòng chảo nghiêng theo hai hướng tây và tây bắc.

Yên Nhân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng, đặc biệt là sự xuất hiện của gió phơn tây nam vào đầu mùa hạ (cuối tháng 4 đến tháng 6 có tới 20 – 30 ngày gió tây thổi). Mùa đông lạnh giá, khô hanh và sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính, khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống và lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt, khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

* Nhiệt độ, không khí: Qua theo dõi nhiều năm của trạm thủy văn Bái Thượng và Đài khí tượng Thanh Hóa cho thấy tổng nhiệt độ năm từ 8.000oC – 8.600oC.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23oC – 24oC.

- Nhiệt độ cao nhất năm từ 37oC – 41oC (tháng 5 – 8)

- Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm từ 1oC – 3oC (tháng 1 – 3 và tháng 12).

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm thấp nhất xảy ra thường vào tháng 1 hoặc tháng 12 (khô hanh) và tháng 5 – 9 (gió tây khô nóng).

- Độ ẩm trung bình năm từ 85% - 86%

- Độ ẩm trung bình cao từ 90% - 91%

- Độ ẩm trung bình thấp từ 75% - 80%

* Độ bốc hơi:

- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 788 mm

- Lượng bốc hơi trung bình cao 900 mm

- Lượng bốc hơi trung bình thấp 60 mm

Bốc hơi nhiều nhất vào tháng 05 đến tháng 8 (thời kỳ rất nóng)

Bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

* Gió bão: Có 2 hướng gió chính

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 – 4 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 xen kẽ có gió mùa tây khô nóng (tháng 4 – 7).

- Bão: Mỗi năm xã Yên Nhân có vài cơn bão đi qua, tập trung vào tháng 8, 9, 10. Sau bão thường mưa lớn hay lũ ống, lũ quét phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình gây tổn hại nhiều đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

* Mưa: Tổng lượng mưa (1600 – 2000 mm) phân bố không đều thường tập trung 60 – 80% lượng mưa vào tháng 5 – 10.

Mưa tiểu mãn vào tháng 5 hoặc đầu kỳ tháng 6 , kỳ mưa lũ tiếp theo là tháng 7 – 10 gây ra lũ lụt kéo dài đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Các tháng ít mưa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dễ gây ra khô hạn, một số cây công nghiệp vùng đồi dễ bị hạn và dễ gây ra nguy cơ cháy rừng.

2. Tài nguyên

a. Thuỷvăn, nguồn nước:

+ nguồn nước mặt:

Trong vùng có nhiều con suối nhỏ và hợp thủy như: Suối Hón Căng, Suối Hón Mít, Suối Hón Ken, suối hón Meo, Suối hón Hăn, Suối hón Tá, Suối Hón Xuân, Suối hón con Ngựa, suối hón Ngoi…. Nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đã được khai thác sử dụng phục vụ sản suất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt bằng việc xây dựng các hồ đập chưa nước. Đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 2 hồ đập nước nhỏ ở các con suối và hợp thủy lấy nước tưới cho lúa và hoa màu, giữ ẩm cho đất.

Nguồn nước ngầm:

Xã có nguồn nước ngầm khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Các kết quả thăm do cho thấy nước ngầm phân bố ở khắp các khu vực trong xã. Tại các thung lũng, tầng phân bố nước chỉ ở độ sâu khoảng 2 m , sâu nhất là 8 – 9 m.

b. Tài nguyên rừng

Rừng Yên Nhân khá đa dạng, phong phú về thành phần loài. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 19.610,93 ha. Trong đó rừng sản xuất là 5362,39. ha, rừng phòng hộ là 3910 ha, rừng đặc dụng 8338,10 ha. Những năm gần đây, thực hiện các dự án 327, 661 và 147 đến nay rừng trồng sản xuất đạt 680 ha. Cây trồng chủ yếu là các loại luồng, keo, xoan.

c. Tài nguyênđất đai

Theo tài liệu FAO – UNESCO năm 2000, đất Yên Nhân có 4 nhóm và 17 loại đất:

- Nhóm 1: Nhóm đất xám - Acrisols (AC) chiếm 89,84%, phân bố trên núi cao, chủ yếu để phát triển lâm nghiệp

- Nhóm 2: Nhóm đất phù sa - Fluvisols (Fl) chiếm 2,05% phân bố ven khe suối.

- Nhóm 3: Nhóm đất đỏ - Ferrlsols (FR) chiếm 3,15%, phân bố ở các vùng đồi thấp.

Nhóm 4: Nhóm đất đỏ tầng mỏng – Leptosols (LP) chiếm 4,96% phân bố ở các khu vực có độ dốc thấp.

3. Nhân lực: Xã Yên Nhân hiện có 6 thôn với 1.098 hộ, 4.850 nhân khẩu. Gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 97,7%, dân tộc Kinh và Mường chiếm 2,3%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 2240 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt tỷ lệ 17,4%.Tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 1867 người.

Trong đó:

+ Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 1995 người, chiếm tỷ lệ 70%

+ Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 245 người, chiếm tỷ lệ 30% ( Lao động đi làm việc ở nước ngoài: 17)

4. Đánh giá tiềm năng của xã

+ Vị trí địa lý là có tỉnh lộ Tây Thanh Hóa đi qua và thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đời sống văn hoá tinh thần và phát triển kinh tế đa ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong nông nghiệp chăn nuôi là thế mạnh của xã về nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Là huyện vùng núi cao, đặc thù được thụ hưởng nhiều cơ chế chính sách của Chính phủ.

+ Tiềm năng đất đai rất đa dạng, diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp;

+ Yên Nhân có tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng được đảm bảo, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – Xã hội.

+ Nhân dân có truyền thống cần cù lao động, ham học hỏi và sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy với công việc và được nhân dân tin cậy.