Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Trồng nấm - hướng thoát nghèo của nông dân Thạch Thành

Ngày 07/05/2014 14:53:17

(THO) - Trước đây vào mùa gặt, về các làng quê, ai cũng thấy khó chịu khi hít phải khói, bụi từ việc đốt rơm, rạ, hay rơm phơi phóng đầy đường, gây cản trở giao thông. Giờ đây, về huyện Thạch Thành, cảnh tượng đó không còn nữa vì người dân đã chăm chút canh trở rơm, phơi phóng trong những ngày nắng ráo... để dùng làm nguyên liệu trồng nấm.

Trồng nấm - hướng thoát nghèo của nông dân Thạch Thành
Mô hình trồng nấm linh chi tại Trung tâm Dạy nghề huyện Thạch Thành.
(THO) - Trước đây vào mùa gặt, về các làng quê, ai cũng thấy khó chịu khi hít phải khói, bụi từ việc đốt rơm, rạ, hay rơm phơi phóng đầy đường, gây cản trở giao thông. Giờ đây, về huyện Thạch Thành, cảnh tượng đó không còn nữa vì người dân đã chăm chút canh trở rơm, phơi phóng trong những ngày nắng ráo... để dùng làm nguyên liệu trồng nấm.
Theo báo cáo của Trung tâm Dạy nghề huyện Thạch Thành, từ năm 2006 đến nay trung tâm đã mở nhiều lớp đào tạo các nghề mới cho bà con nông dân, trong đó có nghề trồng nấm và mộc nhĩ, bước đầu đã giúp cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo. Do được đào tạo miễn phí, lại có chương trình tuyên truyền rộng khắp của trung tâm nên nhiều hộ dân đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia các lớp dạy nghề. Sau thành công của 3 lớp trồng nấm năm 2007, từ đó đến nay trung tâm tiếp tục mở thêm 40 lớp dạy nghề cho trên 1.000 người, giúp nông dân tiếp cận với mô hình sản xuất mới. Đến nay, mô hình sản xuất nấm đã phát triển ở hầu khắp các xã, thị trấn. Một số xã có nhiều hộ dân tham gia trồng nấm như: Thành Trực, Thành Vinh, Thạch Bình, Thành Thọ, Thành An, Ngọc Trạo, Thành Tiến, Thạch Long...

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thạch Thành, cho biết: Trồng nấm không mất nhiều thời gian chăm sóc như các loại cây trồng khác, lại cho giá trị kinh tế cao. Bà con nông dân có thể lấy nguồn nguyên liệu dồi dào từ rơm, rạ, mùn cưa để trồng nấm và còn tránh được tình trạng đốt rơm, gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm thừa từ các túi nấm có thể tận dụng làm phân bón rất tốt. Theo hạch toán từ các mô hình trồng nấm thực tế mỗi lứa nấm từ khi trồng đến khi thu hái là 3 tháng; 1 tấn rơm có thể cho thu hoạch 9 tạ nấm, với giá dao động từ 15 đến 20.000 đồng/kg (nấm sò), có thể cho thu nhập khoảng chục triệu đồng/lứa. Nếu trừ chi phí cho khoảng 40 công lao động (50.000 đồng một ngày lao động), 750.000 đồng tiền giống, 400.000 đồng tiền khấu hao nhà cửa và nhiều chi phí khác, vẫn còn lãi khoảng 6 triệu đồng.

Xã Thành Thọ, có số người dân tham gia trồng nấm nhiều nhất, sau khi được cán bộ trung tâm về dạy nghề (6 lớp), hiện xã đã đứng ra thành lập HTX thu hút 200 người tham gia, đây là những người đã được đào tạo cơ bản về kỹ thuật trồng nấm. Tại xã Thành Vân, bà con cũng đã đứng ra thành lập 3 tổ hợp sản xuất với trên 100 người tham gia. Bà Nguyễn Thị Xiêm, xã Thành Vân, một trong những người làm giàu từ nghề trồng nấm, cho biết: “Năm 2007, tôi được tham gia lớp học kỹ thuật trồng nấm do trung tâm dạy nghề huyện hướng dẫn, sau đó tôi đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất nấm. Phải thừa nhận một điều, trước đây do chưa có kỹ thuật và phương pháp hỗ trợ cần thiết nên nấm hay bị dịch mốc xanh vào thời điểm giao thời giữa mùa mưa và mùa khô. Nhưng giờ đây, do nắm vững và tuân thủ các quy trình sản xuất nên nấm của gia đình tôi được đánh giá là đẹp, bảo đảm chất lượng”. Ngoài việc làm giàu cho gia đình, gia đình bà Xiêm còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Năm 2010, 80 hộ dân ở thôn 2, xã Thành Tiến đã được cán bộ trung tâm dạy nghề huyện về thôn trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân cách trồng nấm sò, nấm rơm. Chỉ với 6 tạ rơm ban đầu, bà con đã thu hoạch được 6 lứa nấm với sản lượng khoảng 3 tạ. Bà Nguyễn Thị Nghĩa, tổ trưởng của mô hình trồng nấm thôn 2, cho biết: “Trước đây, thôn 2 có nhiều hộ nghèo, bởi bà con trong thôn chỉ có nguồn thu nhập từ nghề nông nên đời sống còn nhiều khó khăn. Nay, chúng tôi rất phấn khởi vì đã có thêm nghề phụ để phát triển kinh tế gia đình nên tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đã giảm nhiều”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài xã Thành Thọ, Thành Tiến và Thành Vân thì hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều tham gia trồng nấm (trừ những địa phương lúa ít). Tại đây, chính quyền địa phương đã đứng ra thành lập từng nhóm, tổ hợp để trao đổi kinh nghiệm trồng và sản xuất nấm. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các gia đình đầu tư trồng nấm đều đã và đang thoát nghèo, vươn lên làm giàu. “Làm nấm phải có quyết tâm cao và sự kiên nhẫn” - đó là câu nói của những người dân nơi đây rút ra sau gần 10 năm bám trụ với nghề, vì nếu không có 2 yếu tố đó thì mô hình trồng nấm này đã không tồn tại cho đến ngày nay.

Khi hỏi về đầu ra của sản phẩm này bà Nguyễn Thị Thanh Bình, giám đốc trung tâm dạy nghề huyện vui mừng, cho biết: “Trước đây trung tâm không dám sản xuất giống và không dám đứng ra bao tiêu sản phẩm. Nhưng sản phẩm của chúng tôi giờ nguồn cung không đủ, có nhiều siêu thị trong và ngoài tỉnh đến hỏi mua nhưng không có mà bán”. Đây chính là tín hiệu vui để người nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành yên tâm tham gia phát triển mô hình trồng nấm. Nếu có thêm nhiều doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm như trên thì người dân hoàn toàn có thể lấy nghề trồng nấm làm hướng thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

Trồng nấm - hướng thoát nghèo của nông dân Thạch Thành

Đăng lúc: 07/05/2014 14:53:17 (GMT+7)

(THO) - Trước đây vào mùa gặt, về các làng quê, ai cũng thấy khó chịu khi hít phải khói, bụi từ việc đốt rơm, rạ, hay rơm phơi phóng đầy đường, gây cản trở giao thông. Giờ đây, về huyện Thạch Thành, cảnh tượng đó không còn nữa vì người dân đã chăm chút canh trở rơm, phơi phóng trong những ngày nắng ráo... để dùng làm nguyên liệu trồng nấm.

Trồng nấm - hướng thoát nghèo của nông dân Thạch Thành
Mô hình trồng nấm linh chi tại Trung tâm Dạy nghề huyện Thạch Thành.
(THO) - Trước đây vào mùa gặt, về các làng quê, ai cũng thấy khó chịu khi hít phải khói, bụi từ việc đốt rơm, rạ, hay rơm phơi phóng đầy đường, gây cản trở giao thông. Giờ đây, về huyện Thạch Thành, cảnh tượng đó không còn nữa vì người dân đã chăm chút canh trở rơm, phơi phóng trong những ngày nắng ráo... để dùng làm nguyên liệu trồng nấm.
Theo báo cáo của Trung tâm Dạy nghề huyện Thạch Thành, từ năm 2006 đến nay trung tâm đã mở nhiều lớp đào tạo các nghề mới cho bà con nông dân, trong đó có nghề trồng nấm và mộc nhĩ, bước đầu đã giúp cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo. Do được đào tạo miễn phí, lại có chương trình tuyên truyền rộng khắp của trung tâm nên nhiều hộ dân đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia các lớp dạy nghề. Sau thành công của 3 lớp trồng nấm năm 2007, từ đó đến nay trung tâm tiếp tục mở thêm 40 lớp dạy nghề cho trên 1.000 người, giúp nông dân tiếp cận với mô hình sản xuất mới. Đến nay, mô hình sản xuất nấm đã phát triển ở hầu khắp các xã, thị trấn. Một số xã có nhiều hộ dân tham gia trồng nấm như: Thành Trực, Thành Vinh, Thạch Bình, Thành Thọ, Thành An, Ngọc Trạo, Thành Tiến, Thạch Long...

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thạch Thành, cho biết: Trồng nấm không mất nhiều thời gian chăm sóc như các loại cây trồng khác, lại cho giá trị kinh tế cao. Bà con nông dân có thể lấy nguồn nguyên liệu dồi dào từ rơm, rạ, mùn cưa để trồng nấm và còn tránh được tình trạng đốt rơm, gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm thừa từ các túi nấm có thể tận dụng làm phân bón rất tốt. Theo hạch toán từ các mô hình trồng nấm thực tế mỗi lứa nấm từ khi trồng đến khi thu hái là 3 tháng; 1 tấn rơm có thể cho thu hoạch 9 tạ nấm, với giá dao động từ 15 đến 20.000 đồng/kg (nấm sò), có thể cho thu nhập khoảng chục triệu đồng/lứa. Nếu trừ chi phí cho khoảng 40 công lao động (50.000 đồng một ngày lao động), 750.000 đồng tiền giống, 400.000 đồng tiền khấu hao nhà cửa và nhiều chi phí khác, vẫn còn lãi khoảng 6 triệu đồng.

Xã Thành Thọ, có số người dân tham gia trồng nấm nhiều nhất, sau khi được cán bộ trung tâm về dạy nghề (6 lớp), hiện xã đã đứng ra thành lập HTX thu hút 200 người tham gia, đây là những người đã được đào tạo cơ bản về kỹ thuật trồng nấm. Tại xã Thành Vân, bà con cũng đã đứng ra thành lập 3 tổ hợp sản xuất với trên 100 người tham gia. Bà Nguyễn Thị Xiêm, xã Thành Vân, một trong những người làm giàu từ nghề trồng nấm, cho biết: “Năm 2007, tôi được tham gia lớp học kỹ thuật trồng nấm do trung tâm dạy nghề huyện hướng dẫn, sau đó tôi đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất nấm. Phải thừa nhận một điều, trước đây do chưa có kỹ thuật và phương pháp hỗ trợ cần thiết nên nấm hay bị dịch mốc xanh vào thời điểm giao thời giữa mùa mưa và mùa khô. Nhưng giờ đây, do nắm vững và tuân thủ các quy trình sản xuất nên nấm của gia đình tôi được đánh giá là đẹp, bảo đảm chất lượng”. Ngoài việc làm giàu cho gia đình, gia đình bà Xiêm còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Năm 2010, 80 hộ dân ở thôn 2, xã Thành Tiến đã được cán bộ trung tâm dạy nghề huyện về thôn trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân cách trồng nấm sò, nấm rơm. Chỉ với 6 tạ rơm ban đầu, bà con đã thu hoạch được 6 lứa nấm với sản lượng khoảng 3 tạ. Bà Nguyễn Thị Nghĩa, tổ trưởng của mô hình trồng nấm thôn 2, cho biết: “Trước đây, thôn 2 có nhiều hộ nghèo, bởi bà con trong thôn chỉ có nguồn thu nhập từ nghề nông nên đời sống còn nhiều khó khăn. Nay, chúng tôi rất phấn khởi vì đã có thêm nghề phụ để phát triển kinh tế gia đình nên tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đã giảm nhiều”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài xã Thành Thọ, Thành Tiến và Thành Vân thì hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều tham gia trồng nấm (trừ những địa phương lúa ít). Tại đây, chính quyền địa phương đã đứng ra thành lập từng nhóm, tổ hợp để trao đổi kinh nghiệm trồng và sản xuất nấm. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các gia đình đầu tư trồng nấm đều đã và đang thoát nghèo, vươn lên làm giàu. “Làm nấm phải có quyết tâm cao và sự kiên nhẫn” - đó là câu nói của những người dân nơi đây rút ra sau gần 10 năm bám trụ với nghề, vì nếu không có 2 yếu tố đó thì mô hình trồng nấm này đã không tồn tại cho đến ngày nay.

Khi hỏi về đầu ra của sản phẩm này bà Nguyễn Thị Thanh Bình, giám đốc trung tâm dạy nghề huyện vui mừng, cho biết: “Trước đây trung tâm không dám sản xuất giống và không dám đứng ra bao tiêu sản phẩm. Nhưng sản phẩm của chúng tôi giờ nguồn cung không đủ, có nhiều siêu thị trong và ngoài tỉnh đến hỏi mua nhưng không có mà bán”. Đây chính là tín hiệu vui để người nông dân trên địa bàn huyện Thạch Thành yên tâm tham gia phát triển mô hình trồng nấm. Nếu có thêm nhiều doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm như trên thì người dân hoàn toàn có thể lấy nghề trồng nấm làm hướng thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024