Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở gia cầm và người; phát động chiến dịch tiêm vắc-xin sởi

Ngày 23/02/2014 22:29:16

Ngày 23-2, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và phát động chiến dịch tiêm vắc-xin sởi tại điểm cầu Bộ Y tế và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và lãnh đạo các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn, dự.

Tại hội nghị, đại diện Tổ chức Y tế thế giới đã đánh giá, dự báo về tình hình dịch cúm A(H7N9) và đưa ra các kinh nghiệm kiểm soát và phòng, chống dịch cúm A(H7N9) lây từ gia cầm sang người. Nhiều ý kiến chỉ đạo của các bộ, ngành liên quan cũng tập trung về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm; công tác kiểm soát, cung ứng và tiêu thụ gia cầm nhập lậu, kinh nghiệm kiểm soát và phòng, chống dịch cúm A(H7N9) lây từ gia cầm sang người; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1)...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; các ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ đối phó với dịch; ngành y tế tập trung nguồn lực sản xuất vắc-xin phòng, chống dịch và đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền các loại vắc-xin để người dân hiểu đúng; chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, truyền thông, hướng dẫn cụ thể và trách nhiệm hơn tới người dân về công tác phòng, chống các loại dịch bệnh để người dân hiểu, chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương cần quyết tâm, phối hợp chặt chẽ hơn và phải nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, phải kiểm soát chặt chẽ, cấm nhập khẩu sản phẩm gia súc, gia cầm tại các địa phương biên giới cũng như các giải pháp của các địa phương trong phòng, chống dịch cần cụ thể và chi tiết hơn để phòng, chống, tránh dịch lây lan. Đồng thời, phát động chiến dịch tiêm vắc-xin sởi với mục tiêu đạt trên 95% cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi trên toàn quốc chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc-xin sởi theo lịch tiêm chủng và đối tượng nguy cơ cao trong ổ dịch sởi theo chỉ định...

Trước những thông tin và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền đã chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh có liên quan chủ động tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo triển khai phòng, chống dịch cúm trên người một cách tốt nhất, các đơn vị y tế trên địa bàn cần xác định nguồn truyền nhiễm dịch, tăng cường công tác tuyên truyền, chủ động, phối hợp các đơn vị liên quan để ngăn chặn kịp thời để không xảy ra dịch trên địa bàn.

* Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 18 triệu con gia cầm, chăn nuôi tại 560.000 hộ dân với hình thức chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán. Trước tình hình dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng, Chi cục Thú y đã triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh công tác tiêm phòng nhằm hạn chế sự lây lan bùng phát dịch.

Chi cục đã chủ động nhập, dự trữ và cấp phát cho các địa phương gần 1 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm, 1.000 lít hóa chất sát trùng; chuẩn bị 200 bộ quần áo, bảo hộ phòng dịch; các vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, giám sát dịch cúm gia cầm. Kiểm tra, chuẩn bị dự phòng 80 bình bơm động cơ để huy động chống dịch khi cần thiết; đồng thời chỉ đạo các trạm thú y tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất dự phòng, bảo hộ và trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch để ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra. Chi cục cũng đã đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí để mua 5 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm H5N1 Re6, 3.200 chiếc bơm tiêm để tiêm phòng bao vây chống dịch, 20.000 lít hóa chất, 500 bộ quần áo bảo hộ phòng dịch...

Tại các địa phương đã từng xảy ra dịch bệnh vào những năm trước và một số huyện trọng điểm như: Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn..., lực lượng thú y thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tiêm phòng, tiến hành tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi và thực hiện triệt để công tác kiểm dịch, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm...

* Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, huyện Thạch Thành đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H5N1, A/H7N9 và các chủng vi rút lây sang người, trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các nguy cơ lây lan dịch bệnh gia cầm, nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc... Từ đó, người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho đàn gia cầm; tổ chức tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi. Tuân thủ nghiêm các quy định về vận chuyển giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Lực lượng thú y, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời; trong đó, tập trung vào vùng có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch phát sinh những năm trước đây. Huyện tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ về thú y đối với việc vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm bị bệnh; gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch từ bên ngoài vào địa bàn huyện, đồng thời chuẩn bị các loại vật tư, vắc-xin để phục vụ việc phòng, chống dịch cúm gia cầm; tiêu độc, khử trùng.

Theo báo Thanh Hóa

Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở gia cầm và người; phát động chiến dịch tiêm vắc-xin sởi

Đăng lúc: 23/02/2014 22:29:16 (GMT+7)

Ngày 23-2, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và phát động chiến dịch tiêm vắc-xin sởi tại điểm cầu Bộ Y tế và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và lãnh đạo các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn, dự.

Tại hội nghị, đại diện Tổ chức Y tế thế giới đã đánh giá, dự báo về tình hình dịch cúm A(H7N9) và đưa ra các kinh nghiệm kiểm soát và phòng, chống dịch cúm A(H7N9) lây từ gia cầm sang người. Nhiều ý kiến chỉ đạo của các bộ, ngành liên quan cũng tập trung về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm; công tác kiểm soát, cung ứng và tiêu thụ gia cầm nhập lậu, kinh nghiệm kiểm soát và phòng, chống dịch cúm A(H7N9) lây từ gia cầm sang người; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1)...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; các ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ đối phó với dịch; ngành y tế tập trung nguồn lực sản xuất vắc-xin phòng, chống dịch và đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền các loại vắc-xin để người dân hiểu đúng; chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, truyền thông, hướng dẫn cụ thể và trách nhiệm hơn tới người dân về công tác phòng, chống các loại dịch bệnh để người dân hiểu, chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương cần quyết tâm, phối hợp chặt chẽ hơn và phải nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, phải kiểm soát chặt chẽ, cấm nhập khẩu sản phẩm gia súc, gia cầm tại các địa phương biên giới cũng như các giải pháp của các địa phương trong phòng, chống dịch cần cụ thể và chi tiết hơn để phòng, chống, tránh dịch lây lan. Đồng thời, phát động chiến dịch tiêm vắc-xin sởi với mục tiêu đạt trên 95% cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi trên toàn quốc chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc-xin sởi theo lịch tiêm chủng và đối tượng nguy cơ cao trong ổ dịch sởi theo chỉ định...

Trước những thông tin và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền đã chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh có liên quan chủ động tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo triển khai phòng, chống dịch cúm trên người một cách tốt nhất, các đơn vị y tế trên địa bàn cần xác định nguồn truyền nhiễm dịch, tăng cường công tác tuyên truyền, chủ động, phối hợp các đơn vị liên quan để ngăn chặn kịp thời để không xảy ra dịch trên địa bàn.

* Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 18 triệu con gia cầm, chăn nuôi tại 560.000 hộ dân với hình thức chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán. Trước tình hình dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng, Chi cục Thú y đã triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh công tác tiêm phòng nhằm hạn chế sự lây lan bùng phát dịch.

Chi cục đã chủ động nhập, dự trữ và cấp phát cho các địa phương gần 1 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm, 1.000 lít hóa chất sát trùng; chuẩn bị 200 bộ quần áo, bảo hộ phòng dịch; các vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, giám sát dịch cúm gia cầm. Kiểm tra, chuẩn bị dự phòng 80 bình bơm động cơ để huy động chống dịch khi cần thiết; đồng thời chỉ đạo các trạm thú y tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất dự phòng, bảo hộ và trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch để ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra. Chi cục cũng đã đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí để mua 5 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm H5N1 Re6, 3.200 chiếc bơm tiêm để tiêm phòng bao vây chống dịch, 20.000 lít hóa chất, 500 bộ quần áo bảo hộ phòng dịch...

Tại các địa phương đã từng xảy ra dịch bệnh vào những năm trước và một số huyện trọng điểm như: Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn..., lực lượng thú y thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tiêm phòng, tiến hành tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi và thực hiện triệt để công tác kiểm dịch, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm...

* Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, huyện Thạch Thành đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H5N1, A/H7N9 và các chủng vi rút lây sang người, trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các nguy cơ lây lan dịch bệnh gia cầm, nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc... Từ đó, người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho đàn gia cầm; tổ chức tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi. Tuân thủ nghiêm các quy định về vận chuyển giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Lực lượng thú y, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời; trong đó, tập trung vào vùng có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch phát sinh những năm trước đây. Huyện tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ về thú y đối với việc vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm bị bệnh; gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch từ bên ngoài vào địa bàn huyện, đồng thời chuẩn bị các loại vật tư, vắc-xin để phục vụ việc phòng, chống dịch cúm gia cầm; tiêu độc, khử trùng.

Theo báo Thanh Hóa

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024