Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Giữ án tử hình, tăng bồi thường với Chí Dũng

Ngày 07/05/2014 15:20:21

Ngày 23/4, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử công khai vụ án Dương Chí Dũng và các bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Tham ô tài sản,” “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Giữ án tử hình, tăng bồi thường với Chí Dũng
Ngày 23/4, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử công khai vụ án Dương Chí Dũng và các bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Tham ô tài sản,” “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Trong buổi xét xử sáng 23/4 của phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm tiếp tục tiến hành phần xét hỏi các bị cáo; hỏi đại diện nguyên đơn dân sự Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, đại diện Bộ Giao thông vận tải, Giám định viên để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.

Trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Mai Văn Khang khẳng định có mặt thực tế kiểm tra tại ụ nổi và sau một ngày ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP (Singapore) có mặt ở Việt Nam, bị cáo đã gặp ông Goh.

Cũng theo bị cáo Khang, trước khi đoàn khảo sát đi Nga, Mai Văn Phúc chỉ đạo ký hợp đồng với một cơ quan giám định độc lập, vì có đăng kiểm viên nhưng không đủ điều kiện giám định kỹ thuật ụ nổi.

Cũng trong buổi xét xử phúc thẩm sáng 23/4, Hội đồng xét xử đã dành phần lớn thời gian cho các luật sư hỏi 9 bị cáo, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện Bộ Giao thông vận tải, giám định viên để làm căn cứ bào chữa cho các bị cáo.

Tại phiên tòa, hầu hết các luật sư đều cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển để xác định hành vi của những bị cáo không vi phạm các quy định về tổ chức đấu thầu, thanh toán, thông quan u nổi 83M.

Một số luật sư còn đưa ra những tài liệu cho là chứng cứ mới để xác định trách nhiệm cũng như vai trò của các bị cáo trong vụ án; tập trung vào các chứng cứ để xác định các bị cáo có hành vi tham ô 1,666 triệu USD trong việc thực hiện dự án mua ụ nổi 83M.

Trong phần xét xử chiều 23/4, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt và giữ nguyên tội danh, hình phạt đối với các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Mai Văn Khang; xem xét tăng bồi thường đối với bị cáo Dương Chí Dũng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chấp nhận kháng cáo, giảm hình phạt và giảm bồi thường cho 4 bị cáo Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, vì có tình tiết giảm nhẹ mới là thành khẩn nhận tội; không chấp nhận kháng cáo của bà Ngô Thị Vân về kê biên tài sản; xem xét lại phần kê biên tài sản của bà Phạm Thị Mai Phương và Phan Thị Thảo để đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi.

Trên cơ sở kết luận của đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các luật sư bào chữa cho hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại, vì chưa có căn cứ quy kết các bị cáo phạm tội như Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.

Ngày 24/4, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận.
Theo TTXVN

Giữ án tử hình, tăng bồi thường với Chí Dũng

Đăng lúc: 07/05/2014 15:20:21 (GMT+7)

Ngày 23/4, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử công khai vụ án Dương Chí Dũng và các bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Tham ô tài sản,” “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Giữ án tử hình, tăng bồi thường với Chí Dũng
Ngày 23/4, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử công khai vụ án Dương Chí Dũng và các bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Tham ô tài sản,” “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Trong buổi xét xử sáng 23/4 của phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm tiếp tục tiến hành phần xét hỏi các bị cáo; hỏi đại diện nguyên đơn dân sự Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, đại diện Bộ Giao thông vận tải, Giám định viên để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.

Trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Mai Văn Khang khẳng định có mặt thực tế kiểm tra tại ụ nổi và sau một ngày ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP (Singapore) có mặt ở Việt Nam, bị cáo đã gặp ông Goh.

Cũng theo bị cáo Khang, trước khi đoàn khảo sát đi Nga, Mai Văn Phúc chỉ đạo ký hợp đồng với một cơ quan giám định độc lập, vì có đăng kiểm viên nhưng không đủ điều kiện giám định kỹ thuật ụ nổi.

Cũng trong buổi xét xử phúc thẩm sáng 23/4, Hội đồng xét xử đã dành phần lớn thời gian cho các luật sư hỏi 9 bị cáo, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện Bộ Giao thông vận tải, giám định viên để làm căn cứ bào chữa cho các bị cáo.

Tại phiên tòa, hầu hết các luật sư đều cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển để xác định hành vi của những bị cáo không vi phạm các quy định về tổ chức đấu thầu, thanh toán, thông quan u nổi 83M.

Một số luật sư còn đưa ra những tài liệu cho là chứng cứ mới để xác định trách nhiệm cũng như vai trò của các bị cáo trong vụ án; tập trung vào các chứng cứ để xác định các bị cáo có hành vi tham ô 1,666 triệu USD trong việc thực hiện dự án mua ụ nổi 83M.

Trong phần xét xử chiều 23/4, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt và giữ nguyên tội danh, hình phạt đối với các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Mai Văn Khang; xem xét tăng bồi thường đối với bị cáo Dương Chí Dũng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chấp nhận kháng cáo, giảm hình phạt và giảm bồi thường cho 4 bị cáo Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng, vì có tình tiết giảm nhẹ mới là thành khẩn nhận tội; không chấp nhận kháng cáo của bà Ngô Thị Vân về kê biên tài sản; xem xét lại phần kê biên tài sản của bà Phạm Thị Mai Phương và Phan Thị Thảo để đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi.

Trên cơ sở kết luận của đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các luật sư bào chữa cho hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại, vì chưa có căn cứ quy kết các bị cáo phạm tội như Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.

Ngày 24/4, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận.
Theo TTXVN
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024