Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Yên Nhân giai đoạn 2012 - 2020

Ngày 30/06/2014 09:47:55

Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thường Xuân trong chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện nhằm đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong vấn đề chỉ đạo, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cực nhằm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn cũng như quan điểm nhận thức của người nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đã bàn bạc và thống nhất quan điểm xây dựng nên đề án “Xây dựng nông thôn mới xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012– 2020”

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

XÃ YÊN NHÂN, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HOÁ

(Giai đoạn 2012-2020 )

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Yên nhân là xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyện 45 km về phía tây. Yên Nhân có diện tích đất tự nhiên là 19.094,93 ha trong đó, đất sản xuất nông nghiệp: 239,37 ha, đất sản xuất lâm nghiệp là 17.607,93 ha chiếm 92,21%, đất phi nông nghiệp: 350,17 ha, đất chưa sử dụng 891,9 ha.

Xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc thái chiếm 97,7%, dân tộc Mường và kinh chiếm 2,3%, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao chiếm 50,78%, trình độ sản xuất và chăn nuôi vẫn còn lạc hậu. Vì vậy năng suất và sản lượng thấp, chăn nuôi chưa phát triển, quy mô lại nhỏ lẻ. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ bước đầu phát triển. Nền kinh tế của xã chủ yếu là nông lâm nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nông – lâm – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn sẽ là ngành kinh tế chủ đạo của xã và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, chính quyền và nhân dân xã Yên Nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích bước đầu đãđạt được thìtình hình nông nghiệp, nông dân vànông thôn củađịa phương đã bộc lộnhững vấn đề cần được giải quyết: Kiến trúc nông thôn đang phát triển tự phát và thiếu quy hoạch hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; chất lượng giáo dục, y tế phát triển chưa tương xứng trước yêu cầu đổi mới; lao động nông thôn còn thiếu công ăn việc làm và thu nhập chưa ổn định; trật tự an ninh trên địa bàn chưa đáp ứng trước nhu cầu đổi mới kinh tế và xã hội.

Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thường Xuân trong chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện nhằm đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong vấn đề chỉ đạo, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cực nhằm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn cũng như quan điểm nhận thức của người nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đã bàn bạc và thống nhất quan điểm xây dựng nên đề án “Xây dựng nông thôn mới xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012– 2020”
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết 26-NQ/TƯ về nông nghiệp ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.;

- Quyếtđịnh số:491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủtướng Chính phủvềban hành Bộ tiêu chíquốc gia nông thôn mới;

- Quyếtđịnh 800/2010/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/5/2011 của Liên bộ Nông nghiệp & PTNT - Kế hoạch & Đầu tư – Tài chính hưóng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tưóng Chính phủ về phê duyệt Chưong trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết Định số: 2933/2009/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn;

- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số: 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình rà soát qui hoạch xây dựng Nông thôn mới;

- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/2/2010 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

- Căn cứ thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng V/v ban hành qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về qui hoạch xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 29/02/2012 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012-2015;

- Quyếtđịnh 2005/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Chủtịch UBND tỉnh Thanh Hoávềviệc phêduyệtđềán xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030;

- Công văn số3140/UBND-NN, ngày 22 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Thanh Hoávềviệc chọn các xãlàmđiểm xây dựng môhình nông thôn mới;

- Căn cứ Công văn số 559/SNN&PTNT-PTNT ngày 12/4/2010 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá về việc hướng dẫn lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã;

- Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 18/10/2010 của UBND tỉnh về công tác của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các tháng cuối năm 2010 và năm 2011;

- Quyết định số: 203-QĐ/HU ngày 18/5/2012 của Ban thường vụ huyện uỷ Thường Xuân về một số giải pháp cụ thể xây dựng nông thôn mới ;

Phần thứ nhất:

THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN XÃ YÊN NHÂN

I. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN

1. Đặc điểm tựnhiên

1.1. Vịtríđịa lý:

Yên Nhân là xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, cách thị trấn Thường Xuân 50km về phía Bắc và cách Trung tâm thành phố Thanh Hóa 120km.

Phía Nam giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Phía Tây giáp xã Bát Mọt; Phía Đông giáp xã Lương Sơn; Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh.

1.2. Diện tích tựnhiên: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 19.094,63 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 239,37 ha chiếm 1,25 %

- Đất sản xuất lâm nghiệp : 17.607,93 ha chiếm 92,21%

- Đất nuôi trồng thủy sản: 5,26 ha chiếm 0,03 %

- Đất phi nông nghiệp: 350,17 ha chiếm 1,25 %

- Đất chưa sử dụng: 891,9 ha chiếm 4,67 %

1.3. Đặc điểmđịa hình, khí hậu:

Đặc thù địa hình của xã Yên Nhân là vùng núi cao, liên kết với nhau tạo thành những dãy núi liên hoàn, với các độ cao khác nhau tạo nên địa hình rất đa dạng và phức tạp. Độ cao trung bình từ 300 – 800 m, độ dốc lớn trung bình từ 25o đến 35o có nơi > 35o. Địa hình bị chia cắt bởi các con sông, suối và hợp thủy thành từng vùng riêng biệt có hình lòng chảo nghiêng theo hai hướng tây và tây bắc.

Yên Nhân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng, đặc biệt là sự xuất hiện của gió phơn tây nam vào đầu mùa hạ (cuối tháng 4 đến tháng 6 có tới 20 – 30 ngày gió tây thổi). Mùa đông lạnh giá, khô hanh và sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính, khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống và lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt, khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

* Nhiệt độ, không khí: Qua theo dõi nhiều năm của trạm thủy văn Bái Thượng và Đài khí tượng Thanh Hóa cho thấy tổng nhiệt độ năm từ 8.000oC – 8.600oC.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23oC – 24oC.

- Nhiệt độ cao nhất năm từ 37oC – 41oC (tháng 5 – 8)

- Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm từ 1oC – 3oC (tháng 1 – 3 và tháng 12).

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm thấp nhất xảy ra thường vào tháng 1 hoặc tháng 12 (khô hanh) và tháng 5 – 9 (gió tây khô nóng).

- Độ ẩm trung bình năm từ 85% - 86%

- Độ ẩm trung bình cao từ 90% - 91%

- Độ ẩm trung bình thấp từ 75% - 80%

* Độ bốc hơi:

- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 788 mm

- Lượng bốc hơi trung bình cao 900 mm

- Lượng bốc hơi trung bình thấp 60 mm

Bốc hơi nhiều nhất vào tháng 05 đến tháng 8 (thời kỳ rất nóng)

Bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

* Gió bão: Có 2 hướng gió chính

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 – 4 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 xen kẽ có gió mùa tây khô nóng (tháng 4 – 7).

- Bão: Mỗi năm xã Yên Nhân có vài cơn bão đi qua, tập trung vào tháng 8, 9, 10. Sau bão thường mưa lớn hay lũ ống, lũ quét phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình gây tổn hại nhiều đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

* Mưa: Tổng lượng mưa (1600 – 2000 mm) phân bố không đều thường tập trung 60 – 80% lượng mưa vào tháng 5 – 10.

Mưa tiểu mãn vào tháng 5 hoặc đầu kỳ tháng 6 , kỳ mưa lũ tiếp theo là tháng 7 – 10 gây ra lũ lụt kéo dài đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Các tháng ít mưa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dễ gây ra khô hạn, một số cây công nghiệp vùng đồi dễ bị hạn và dễ gây ra nguy cơ cháy rừng.

2. Tài nguyên

a. Thuỷvăn, nguồn nước:

+ nguồn nước mặt:

Trong vùng có nhiều con suối nhỏ và hợp thủy như: Suối Hón Căng, Suối Hón Mít, Suối Hón Ken, suối hón Meo, Suối hón Hăn, Suối hón Tá, Suối Hón Xuân, Suối hón con Ngựa, suối hón Ngoi…. Nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đã được khai thác sử dụng phục vụ sản suất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt bằng việc xây dựng các hồ đập chưa nước. Đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 2 hồ đập nước nhỏ ở các con suối và hợp thủy lấy nước tưới cho lúa và hoa màu, giữ ẩm cho đất.

Nguồn nước ngầm:

Xã có nguồn nước ngầm khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Các kết quả thăm do cho thấy nước ngầm phân bố ở khắp các khu vực trong xã. Tại các thung lũng, tầng phân bố nước chỉ ở độ sâu khoảng 2 m , sâu nhất là 8 – 9 m.

b. Tài nguyên rừng

Rừng Yên Nhân khá đa dạng, phong phú về thành phần loài. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 19.610,93 ha. Trong đó rừng sản xuất là 5362,39. ha, rừng phòng hộ là 3910 ha, rừng đặc dụng 8338,10 ha. Những năm gần đây, thực hiện các dự án 327, 661 và 147 đến nay rừng trồng sản xuất đạt 680 ha. Cây trồng chủ yếu là các loại luồng, keo, xoan.

c. Tài nguyênđất đai

Theo tài liệu FAO – UNESCO năm 2000, đất Yên Nhân có 4 nhóm và 17 loại đất:

- Nhóm 1: Nhóm đất xám - Acrisols (AC) chiếm 89,84%, phân bố trên núi cao, chủ yếu để phát triển lâm nghiệp

- Nhóm 2: Nhóm đất phù sa - Fluvisols (Fl) chiếm 2,05% phân bố ven khe suối.

- Nhóm 3: Nhóm đất đỏ - Ferrlsols (FR) chiếm 3,15%, phân bố ở các vùng đồi thấp.

Nhóm 4: Nhóm đất đỏ tầng mỏng – Leptosols (LP) chiếm 4,96% phân bố ở các khu vực có độ dốc thấp.

3. Nhân lực: Xã Yên Nhân hiện có 6 thôn với 1.098 hộ, 4.850 nhân khẩu. Gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 97,7%, dân tộc Kinh và Mường chiếm 2,3%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 2240 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt tỷ lệ 17,4%.Tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 1867 người.

Trong đó:

+ Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 1995 người, chiếm tỷ lệ 70%

+ Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 245 người, chiếm tỷ lệ 30% ( Lao động đi làm việc ở nước ngoài: 17)

4. Đánh giá tiềm năng của xã

+ Vị trí địa lý là có tỉnh lộ Tây Thanh Hóa đi qua và thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đời sống văn hoá tinh thần và phát triển kinh tế đa ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong nông nghiệp chăn nuôi là thế mạnh của xã về nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Là huyện vùng núi cao, đặc thù được thụ hưởng nhiều cơ chế chính sách của Chính phủ.

+ Tiềm năng đất đai rất đa dạng, diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp;

+ Yên Nhân có tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng được đảm bảo, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – Xã hội.

+ Nhân dân có truyền thống cần cù lao động, ham học hỏi và sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy với công việc và được nhân dân tin cậy.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI

1. Hiện trạng về công tác quy hoạch (Tiêu chí số 1):

- Qui hoạch phát triển sản xuất Nông – Lâm nghiệp: đã có

- Quy hoạch sửdụng đất: đã có

- Quy hoạch phát triển hạtầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới: (đã có);

- Quy hoạch phát triển các khu vực dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có (đã có).

Đối chiếu với quy định tại quyết định 491/QĐ-TTg thì tiêu chí về quy hoạch của xã đã đạt.

2. Hạ tầng kinh tế-Xã hội

2.1. Trụ sở UBND xã

Tổng diện tích khuôn viên là 4.675,2 m2, cao 2 tầng được bố trí cho 20 phòng làm việc của UBND xã và các tổ chức chính trị, đoàn thể; 01 phòng họp có diện tích 50 m2. So sánh với tiêu chí quốc gia thì trụ sở UBND xã đã đạt.

2.2.Giao thông (Tiêu chí số 2):

Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường Tỉnh lộ; đường trục xã; đường trục thôn xóm; đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng): 123,5km. Trong đó:

Hiện trạng hệ thống giao thông:

TT

Hạng mục

Năm 2011

Tỷ lệ đạt

(%)

Tổng

(km)

Bê tông, nhựa (km)

Cấp phối

(km)

Đất

(km)

Tổng số

123,5

43

81,5

34,8

I

Đường Tỉnh lộ

24

17

7

70,8

II

Đường liên xã

26

26

100

III

Đường trục thôn, xóm

16

16

0

V

Đường trục ngõ, xóm

18

18

0

VI

Đường trục chính nội đồng

40,5

40,5

0

So sánh với tiêu chíQuốc gia thì tiêu chí giao thông chưa đạt.

2.3. Thuỷ lợi: (Tiêu chí số 3)

- Diện tích được tưới nước bằng công trình thủy lợi là 40 ha.

- Số đập hiện có là 8 cái, trong đó 8 cái đã được kiên cố nhưng đã xuống cấp- Hiện xã chưa có trạm bơm nào. Cần xây mới 7 đập

- Số km kênh mương hiện có 15,7 km, trong đó đã được kiên cố hoá 5,72 km, số km cần được kiên cố hoá là 9,98 km. Số kênh mương trên địa bàn chỉ đảm bảo tưới tiêu cho 2/3 diện tích lúa hàng vụ. Số diện tích lúa còn lại chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

So sánh với tiêu chí quốc gia thì tiêu chí thủy lợi chưa đạt.

2.4. Điện (Tiêu chí số 4):

- Số trạm biến áp hiện có 6 trạm, trong đó số trạm đạt yêu cầu 6 trạm, số trạm cần xây mới là 3 trạm.

- Số km đường dây hạ thế là 45 km, trong đó 45 km đều đã đạt chuẩn, cần xây dựng mới 15 km.

- Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 70%.

Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện sản xuất: 80%.

Đối chiếu với tiêu chí thì chỉ tiêu vềđiện của địa phương chưa đạt, phấn đấu đạt tiêu chí vào cuối năm 2013.

2.5. Trường học (Tiêu chí số 5):

- Trường mầm non

Trường Mầm non có 1 khu trung tâm và 6 điểm trường khu lẻ.

+ Số phòng học 20: trong đó 11 phòng học bán kiên cố, tạm thời 9 phòng. Số phòng học còn thiếu: 9 phòng học.

+ Số phòng chức năng, nhà hiệu bộ, tường rào, nhà vệ sinh và công trình nước sạch: chưa có.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập: còn thiếu rất nhiều so với tiêu chí sân chơi bãi tập. Tổng diện tích trường Mầm non: 3.500 m2

+ So Sánh

Trường tiểu học 1 (Chưa đạt chuẩn quốc gia)

+ Tổng số phòng học 23 phòng, trong đó: 19 phòng học đạt chuẩn, 4 phòng học chưa đạt chuẩn.

+ Số phòng chức năng có 1 phòng (thư viện) và còn thiếu 6 phòng chức năng.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có: 2.500m2. Diện tích sân chơi bãi tập chưa đủ

- Trường Tiểu học 2: (Chưa đạt chuẩn quốc gia)

+ Số phòng học: 18 phòng

+ Số phòng chức năng: chưa có

+ Nhà hiệu bộ, thư viện: chưa có

+ Số diện tích sân chơi bãi tập đã có: 1.200 m2

- Trường Trung học cơ sở (Chưa đạt chuẩn quốc gia).

+ Tổng số gồm 12 phòng học kiên cố.

+ Số phòng chức năng, nhà hiệu bộ : chưa có. Cần xây dựng thêm: 1 nhà hiệu bộ, 6 phòng học chức năng, 2 phòng học kiên cố, 01 phòng trực, nhà đa năng, phòng truyền thống. Cần xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn và 1 nhà thiết bị thí nghiệm.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập 1.000 m2. Còn thiếu 2.000 m2

So sánh với tiêu chí quốc gia thi tiêu trí trường học của xãchưađạt.

2.6. Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6)

Căn cứ Qui định của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch:

a. Nhà văn hoá và khu thể thao xã:

- Hiện chưa có nhà văn hoá và khu thể thao xã.

- Trang thiết bị: xã đã trang bị đầy đủ hệ thống truyền thanh.

- Trình độ cán bộ làm công tác văn hóa: Trung cấp.

- Hoạt động văn hóa văn nghệ: Trong những năm qua công tác tuyên truyền và phong trào văn hoá văn nghệ của xã Yên Nhân luôn được quan tâm và phát triển. Hàng năm, UBND xã tổ chức 3 - 4 hội diễn văn nghệ quần chúng, các hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, bảo tồn văn hoá dân tộc luôn đựơc phát động đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động (25% dân số hưởng ứng tham gia).

- Hoạt động thể thao: Số cuộc thi đấu TDTT/năm trung bình 02 cuộc/năm.

Tỷ lệ nhân dân tham gia luyện tập thể thao thường xuyên: 30% dân số.

b. Nhà văn hoá và khu thể thao thôn

Toàn xã có 6 thôn trong đó có 5/6 thôn đã có nhà văn hóa riêng

- Diện tích đất được sử dụng: từ 200 – 400 m2

- Quy mô xây dựng: Nhà hội trường, sân bóng chuyền

- Trang thiết bị: chưa có

- Cán bộ nghiệp vụ: không có

- Hình thức tổ chức quản lý: do trưởng thôn và nhân dân tự quản

- kinh phí tổ chức: Do nhân dân tự đóng góp

- Tỷ lệ nhân dân tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cộng đồng: 35%

So sánh với yêu cầu thìcơsởvật chất văn hoácủa xãchưađạt chuẩn.

2.7. Chợ (Tiêu chí số 7)

Hiện tại xã chưa có chợ.

So sánh với yêu cầu thì tiêu chí chợ chưa đạt

2.8. Bưu điện (Tiêu chí số 8)

Bưu điện có diện tích 430 m2. Hiện trạng xây dựng bao gồm 1 nhà bán kiên cố 1 tầng diện tích xây dựng 50m2 bao gồm 1 phòng chính để giao dịch và 1 phòng ngủ của cán bộ.

Hiện tất cảcác thônđều chưa cóInternet.

So sánh với yêu cầu thìtiêu chívềbưu điện của xãchưa đạt chuẩn.

2.9. Nhà ở dân cư nông thôn (Tiêu chí số 9)

- Số nhà tạm, dột nát: 300 hộ

- Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Xây dựng: 30%

- Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư trên địa bàn xã Yên Nhân là xây dựng tự phát, không theo bản vẽ thiết kế vì vậy chất lượng công trình không cao, qui mô bố trí thiếu sự hợp lý.

Đối chiếu với yêu cầu, tiêu chí về nhàở của dân cư chưa đạt.

3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Thu nhập (Tiêu chí số 10)

- Cơ cấu kinh tế của xã: 70% sản xuất nông – lâm nghiệp; 30% tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân năm 2011 của các hộ dân trên địa bàn xã mới chỉ 4.344.000 đồng/người/năm thấp hơn mức bình quân chung tại khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hoá.

Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí thu nhập chưa đạt

3.2. Hộnghèo (Tiêu chí số 11)

- Tỷ lệ hộ nghèo trong xã theo chuẩn mới là 45,6% .

- Nguyên nhân nghèo là do trình độ dân trí thấp, nhận thức của nhân dân chưa cao (Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước), thiếu vốn, không biết cách làm ăn và một số nguyên nhân khác (ốm đau, bệnh tật, đông con)…

- Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí hộ nghèo chưa đạt.

3.3. Cơcấu lao động (Tiêu chí số 12)

- Cơ cấu kinh tế của xã: 70% sản xuất nông – lâm nghiệp; 30% tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Lao động phân theo kiến thức phổ thông: Hiện tạiđịa phương đã phổ cập xong chương trình phổ cập giáo dục bậc THCS nhưng hiện tại vẫn còn 25% số lao động nông nghiệp còn trình bộ bậc tiểu học, 45% số lao động có trình độ trung học cơ sở và 30% có trình độ THPT trở lên.

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 1995 người, chiếm tỷ lệ 70%

Đối chiếu với yêu cầu của tiêu chí, chưa đạt

3.4. Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13)

- Số trang trại: 0

- Số doanh nghiệp: 1 (Công ty Quốc đạt)

- Số hợp tác xã và tổ hợp tác: 1 (HTX dịch vụ điện năng)

- Kết quả kinh doanh của các đơn vị trên: chưa đạt kết quả.

Đối chiếu với yêu cầu,chưa đạt tiêu chí, phấn đấu cuối năm 2013 tiêu chí này đạt.

4. Vănhoá, xã hội và môi trường

4.1. Giáo dục (Tiêu chí số 14)

- Phổcập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%.

+ Tỷlệhọc sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS: 98%

- Tỷ lệ học sinh tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 85,3%

- Số hộ: 1.098

- Số nhân khẩu: 4.850

- Lao động trong độ tuổi: 2240 người

- Tỷlệlao động được đào tạo đạt: 22,4%; tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: 10%

- Sơ cấp (3 tháng trở lên): 93 lao động, chiếm 4,15 %

- Trung cấp: 127, chiếm 5,67 %

- Cao đẳng: 152, chiếm : 6,78 %

- Đại học: 82, chiếm 3,66 %.

Đối chiếu với yêu cầu thì chưa đảm bảo theo tiêu chí.

4.2. Y tế (Tiêu chí số 15)

* Trạm y tế:

- Quy mô, diện tích: Diện tích khuôn viên trạm y tế: 1600,6 m2. Tổng số có 3 dãy nhà 14 phòng gồm: 1 phòng Trạm trưởng, 2 phòng trực, 1 phòng truyền thông, 1 phòng kế hoạch hoá gia đình và lưu bệnh nhân sau đẻ, 1 phòng dược, 2 phòng khám và điều trị bệnh nhân. Tổng số giường bệnh là 4 giường.

- Trang thiết bị y tế đang còn thiếu nhiều vì vậy chất lượng khám chữa bệnh đạt kết quả cao.

- Trình độ đội ngũ y bác sỹ: Tổng số cán bộ: 5; Trong đó có 1 bác sỹ, 3 y sỹ, 1 dược sỹ. Y tếxãđã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 – 2010, đội ngũ y bác sĩ được biên chế đầy đủ. Hệ thống y tế thôn hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 100%

- Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010

Đối chiếu với yêu cầu thìtieu chí y tế đã đạt.

4.3. Văn hoá (Tiêu chí số 16)

- kết quả hoạt động văn hóa ở địa phương: Thực hiện Nghịquyết TW V khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” luôn được quan tâm và chỉ đạo thường xuyên.

- Tỷ lệ số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa: 3/6 thôn đã đạt tiêu chuẩn làng văn hóa chiến 50%.

Đối chiếu với yêu cầu thì chưa đạt tiêu chí.

4.4. Môi trường (Tiêu chí số 17)

- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: 3 công trình, khả năng cấp nước thường xuyên.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 85%.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (Nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 35 %

- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 25 %

- Các cơsởsản xuất kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn vềmôi trường: 55%

- Các hoạtđộng gâyônhiễm môi trường: không có.

- xử lý chất thải: chưa thu gom rác thải, các hộ gia đình tự thu gom và xử lý

- Nghĩa trang: đã qui hoạch nhưng chưa có quy chế quản lý.

- Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã: Là xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Công nghiệp chưa phát triển nên cảnh quan môi trường chưa bị tác động nhiều. UBND xã đã qui hoạch làm bãi rác thải. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân tự giác có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hàng tháng theo định kỳ tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm ở các nơi công cộng. Vì vậy công tác môi trường trên địa bàn xã đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Đối chiếu với tiêu chíthìchưađạt.

5. Hệthống chính trị.

5.1. Hệthống tổchức chính trị (Tiêu chí số 18)

- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã: Tổng số cán bộ, công chức hiện nay: 25 (theo Điều 2 Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ) và 01 Cán bộ tăng cường theo dự án 600 PCT. UBND xã.

- Hiện xã đã có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định: Tổ chức Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Hiệu lực quản lý nhà nước và điều hành của chính quyền được nâng lên, mặt trận và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả. Công tác xây dựng, củng cố các chi bộ đảng, Chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể mặt trận từ thôn đến xã luôn được quan tâm xây dựng và củng cố, đáp ứng tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển của địa phương. Các tổchứcđều đạt tiên tiến trởlên.

Tiếp tục phát huy những thành tích đãđạt được vàtruyền thống củaĐảng bộ, Chính quyền luônđạt trong sạch vững mạnh.

Đối chiếu với yêucầu thì đạt tiêu chí.

5.2. An ninh, trật tựxã hội (Tiêu chí số 19)

Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn luôn được giữ vững, không có các vụ trọng án, các tệ nạn xã hội, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Hàng năm Đảng uỷ có Nghị quyết, UBND có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”; Hàng năm phân loại xã về “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” luôn đạt từ loại khá trở lên. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an. Hàng năm phân loại thi đua tập thể Công an xã đều đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” ; không có cá nhân Công an xã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Không để xẩy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để xẩy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối an ninh trật tự...

Không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài.

Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác so với năm trước, không để xẩy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên).

Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với năm trước. Không để xẩy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng.

Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí này đạt.

III. ĐÁNH GIÁCHUNG

1. Những mặtđã đạt được theo yêu cầu của tiêu chí

Đối chiếu với các quy định của quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì Yên Nhân có 4 tiêu chíđáp ứng được yêu cầu, đó là:

- Quy hoạch (Tiêu chí số 8).

- Y tế(tiêu chísố15).

- Hệ thống tổ chức chính trị(tiêu chí số 18).

- An ninh trật tựxãhộiđảm bảo (tiêu chí số19).

2. Các nội dung chưađạt yêu cầu: gồm 15 tiêu chí và một số nội dung sau:

Trụ sở UBND xã: Nhà làm việc tuy đã đảm bảo theo yêu cầu nhưng khuôn viên và các công trình như phòng họp, nhà bảo vệ, nhà để xe...chưa có

- Giao thông (Tiêu chísố2): hệthống đường trục xã, ngõxóm, nộiđồng chưa cứng hoá đảm bảo tỷ lệ như tiêu chí yêu cầu.

- Thuỷlợi (Tiêu chísố3): hệthống thuỷlợi chưađáp ứng được nhu cầu phục vụsản xuất. Hệthống mương do xãquản lýmới kiên cốhoáđược 24,3%. Hệthống cầu cống, đập chứa nước còn thiếu vàchưađáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất.

- Điện (Tiêu chí số 4): hệ thống điện của xã đã đảm bảo tuy nhiên cần xây dựng mới 03 trạm biến áp và 15 km dây hạ thế để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của địa phương.

- Trường học (Tiêu chísố5): các trường trên địa bàn xã đều chưađạt chuẩn quốc gia.

- Cơsởvật chất văn hoá(Tiêu chísố 6): nhàvăn hoá và khu thể thao của xã và các thôn chưa có, ở một số thôn có nhà văn hoá nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch.

- Chợ(Tiêu chísố7): chưa có chợ

- Nhàởcủa dân cư(Tiêu chísố 9) : Tuy tỷ lệ nhà dân đảm bảo yêu cầu của Bộ Xây dựng đã đạt trên 30 % song vẫn còn 100 nhà ở tranh tre cần được xoá bỏ. Phấn đấu 100% nhà ở dân cư đạt chuẩn.

- Thu nhập của người dân (tiêu chísố10): Hiện nay thu nhập của người dân trong xãđang còn rất thấp so với thu nhập bình quân của tỉnh.

- Hộnghèo (Tiêu chísố11): Tỷlệ hộnghèo của xãcòn 45,6% trong khi tiêu chí yêu cầu dưới 5%.

- Cơcấu lao động (Tiêu chísố12): Hiện tỷlệlao động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp của địa phương còn cao (70%), chưa đảm bảo yêu cầu tiêu chí (dưới 35%), đây thực sự là một thách thức đối với địa phương trong việc dịch chuyển cơ cấu lao động trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.

- Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13) hiện xã Yên Nhân có 1 HTX dịch vụ điện năng nhưng hoạt động chưa có hiệu quả.

- Giáo dục (Tiêu chísố14): Trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường học còn thiếu thốn.

- Văn hoá (Tiêu chí số 16). Hiện xã mới có 3/6 thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hoá, 3 thôn còn lại chưa đạt tiêu chuẩn.

- Môi trường (Tiêu chísố17): hệthống rãnh thoát nước thải chưađầy đủ, chưa xửlýrác thải theo quy định.

3. Nguyên nhân một sốtồn tại

- Trênđịa bàn cócác dựán thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác nhưng nguồn vốn hỗ trợ ít, chưa đáp ứng đựơc nhu cầu của địa phương, trong khi nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, chủ yếu là từ nhân dân đóng góp nên nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương

- Tiềm lực trong nhân dân còn yếu nên việc huy động sức dân còn hạn chế.

- Trong đầu tư chủ yếu mới đầu tư ít cho xây dựng cơ sở hạ tầng, việc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất còn rất khiêm tốn.

Do địa bàn rộng dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại đến một số thôn còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống kinh tế của nhân dân còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 45,6 % .

Lao động nhiều nhưng lao động qua đào tạo rất ít. Cần mạnh dạn đầu tư mở ra các ngành nghề phụ trong nông thôn để thu hút lao động.

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của nhân dân.

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn thấp kém (giao thông, thủy lợi….)

Phần thứ hai:

NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2012- 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng địa phương thành một đơn vị có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu của quyết định 491/QĐ-TTg, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn theo quy hoạch chung cùa toàn vùng; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020 hoàn thành 15 tiêu chí và một số nội dung mà hiện nay xã còn chưa đạt trên cơ sở giữ vững các tiêu chí đã hoàn thành.

- Giai đoạn 2012-2015 hoàn thành 7 tiêu chí: Tiêu chí số 3 (Thuỷ lợi); Tiêu chí số 4 (Điện); Tiêu chí số 5 (Trường học); Tiêu chí số 7 (Chợ); Tiêu chí số 8 (Bưu điện); Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất); Tiêu chí số 17 (Môi trường);

Giai đoạn 2015-2020, hoàn thàn 8 tiêu chí còn lại: Tiêu chí số 2 (Giao thông); Tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hoá); Tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư); Tiêu chí số 10 (thu nhập); Tiêu chí số 11(Hộ nghèo); Tiêu chí sô 12 (Cơ cấu lao động); Tiêu chí số 14 (giáo dục); Tiêu chí số 16 (Văn hoá).

II. NỘI DUNG VÀGIẢI PHÁP

1. Quy hoạch (hoàn thành Tiêu chí số 1):

Nội dung: Duy trì các quy hoạch

Khái toán kinh phí: 100 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước:

Giải pháp thực hiện: Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và điều chỉnh quy hoạch

2. Phát triển hạ tầng kinh tế- xãhội nông thôn

2.1.Nội dung:

2.1.1.Trụ sởUBND xã:

Đầu tưxây dựng mới phòng họp, nhà bảo vệ, khuôn viên, phòng tiếp nhận và trả kết quả.

Kinh phí khái toán: 1.500 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước

2.1.2. Giao thông (Tiêu chí số 2):

BIỂU TỔNG HỢP LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG

TT

Hạng mục

Chiều dài

(km)

Đơn giá

(Tr.đ)

Thành tiền (Tr.đ)

Nguồn vốn đầu tư

(triệu đồng)

Nâng cấp

Làm mới

Nhân dân đóng góp

NS nhà nước

Tổng

3,5

81,5

70.250

6.645

66.805

I

Đường tỉnh lộ

3,5

7

22.750

0

22.750

1

Ngã 3 thôn na nghịu đi bát mọt

7

2500

17.500

0

17.500

2

Cầu làng lửa – Ngã 3 thôn Na nghịu

3,5 (mở rộng)

1500

5.250

0

5.250

III

Đường trục thôn, xóm

16

1.200

19.200

1.920

17.280

1

3 tuyến

16

1.200

19.200

1.920

17.280

IV

Đường trục ngõ xóm

18

400

7.200

1.080

6.120

V

Đường trục chính nội đồng

40,5

600

24.300

3.645

20.655

Kinh phíkhái toán : 70.250 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước: 66.805 triệu đồng, nhân dân đóng góp: 5.565 triệu đồng.

2.1.3. Thuỷ lợi (Tiêu chí số 3):

a. hệ thống đập chứa nước:

- Nâng cấp 8 đập chứa nước, kinh phí 1.000 triệu đồng/ cái.

- Xây dựng mới 7 đập chứa:

+ Đập hón Căng chiều dài 20 m, quy mô tưới 20 ha

+ Đập thôn Na Nghịu 2 cái, tổng chiều dài 24 m, quy mô tưới 22 ha

+ Đập thôn Mỏ 2 cái, tổng chiều dài 37 m, quy mô tưới 15 ha

+ Đập thôn lửa 1 cái chiều dài 10 m, quy mô tưới 5 ha.

Tổng kinh phí: 19.200 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước

b. Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý đảm bảo đạt 85%

Số km cần nâng cấp 5,72 km, kinh phí 4.004 triệu đồng

Số km cần xây mới 9,98 km, kinh phí 9.980 triệu đồng

Tổng kinh phí: 13.984 triệu đồng

Nguồn kinh phí: NSNN: 12.000 triệu đồng; NĐ đóng góp: 1.984 triệu đồng;

c. Hệthống cầu

Cần làm mới 11 cầu tràn tại các thôn trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

TT

Tên cầu

Địa điểm

Số lượng

Tổng Chiều dài (m)

Thành tiền

Nguồn vốn đầu tư (Tr.đ)

Nhân dân

NS Nhà nước

1

Cầu tràn

Thôn Khong

02

55

3.850

3.850

2

Cầu tràn

Thôn Mỏ

01

40

2.800

2.800

3

Cầu tràn

Thôn Chiềng

01

30

2.100

2.100

4

Cầu tràn

Thôn Nghịu

04

120

8.400

8.400

5

Cầu tràn

Thôn Mỵ

03

60

4.200

4.200

Tổng

11

305

21.350

21.350

Kinh phí đầu tư: 21.350 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước.

Tổng kinh phí đầu tư cho thuỷ lợi là: 54.834 triệu đồng

2.1.4. Điện (Tiêu chí số 4):

TT

Hạng mục

ĐVT

SL

Đơn giá

(Tr.đ)

Thành tiền

(Tr.đ)

Nguồn vốn đầu tư

Nhân dân

Doanh nghiệp

I

Trạm biến áp

Trạm

3

900

900

1

XD mới TBA

Trạm

3

300

900

900

II

Đường dây hạ thế

15

3.750

3.750

2

XD mới đường dây hạ thế

Km

15

250

3.750

3.750

Kinh phí đầu tư: 4.650 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Doanh nghiệp.

2.1.5. Trường học (Tiêu chí số 5):

a.Trường Mầm non:

- Cần xây dựng mới là: 9 phòng học x 250 triệu = 2.250 triệu đồng.

- Xây dựng mới 2 phòng chức năng = 500 triệu

- Nhà hiệu bộ = 1.000 triệu đồng

- Xây dựng 400 m tường rào = 200 triệu

- Xây dựng nhà vệ sinh và công trình nước sạch: 300 triệu

b.Trường tiểu học 1:

- Nâng cấp 4 phòng học để đạt chuẩn = 200 triệu đồng

- Xây dựng 300m tường rào = 150 triệu đồng

- Xây dựng nhà để xe CBGV-NV = 50 triệu đồng

- Xây dựng nhà hiệu bộ = 1.000 triệu

- Xây dựng 6 phòng chức năng = 1.200 triệu đồng

c. Trường Tiểu học 2

+ Nâng cấp 10 phòng học để đạt chuẩn = 500 triệu đồng

+ Số phòng chức năng 6 phòng = 1.200 triệu đồng

+ Xây dựng nhà để xe CBGV-NV = 50 triệu đồng

+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ là: 1.000 triệu đồng.

+ Xây dựng mới 3 phòng học: 600 triệu đồng

+ Mở rộng diện tích sân chơi bãi tập: 400 triệu

d.Trường trung học cơ sở:

+ Nâng cấp 12 phòng học để đạt chuẩn = 600 triệu đồng

+ Các phòng chức năng là 5 phòng x 200triệu = 1.000 triệu đồng.

+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ là: 1.000 triệu đồng.

+ Xây dựng công trình vệ sinh: 200 triệu đồng

+ Mở rộng diện tích sân chơi bãi tập: 400 triệu

TT

Tên trường

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(Triêu đồng)

Nguồn kinh phí

NSNN

Nhân dân

1

Trường mầm non

4.400

4.200

100

- phòng học

Phòng

9

250

2.250

2250

- Phòng chức năng

Phòng

2

250

750

700

50

- Tường rào

m

400

0,5

200

150

50

- Nhà hiệu bộ

cái

1

1.000

1.000

1.000

Công trình vệ sinh + nước sạch

Công trình

02

300

600

600

2

Trường Tiểu học 1

2.600

2.520

80

- Nâng cấp phòng học

Phòng

4

50

200

200

- Nhà hiệu bộ

cái

1

1000

1.000

1.000

- Tường rào

m

300

0,5

150

120

30

- Nhà để xe

Nhà

1

50

50

50

phòng chức năng

phòng

6

200

1.200

1.200

3

Trường Tiểu học 2

3.000

2.920

80

- Nâng cấp phòng học

Phòng

4

50

200

200

- Nhà hiệu bộ

cái

1

1000

1000

1.000

- Tường rào

m

300

0,5

150

120

30

- Nhà để xe

Nhà

1

50

50

50

phòng chức năng

phòng

6

200

1200

1.200

Mở rộng diện tích sân chơi

m2

1000

400

400

4

Trường THCS

3.400

3.400

0

Nâng cấp phòng học

phòng

12

50

600

600

+ XD công trình vệ sinh

công trình

1

200

200

200

+ Mở rộng diện tích sân chơi bãi tập

m2

1000

400

400

+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ

cái

1

1.000

1.000

1.000

+ phòng chức năng

phòng

6

200

1200

1.200

Tổng

13.400

13.040

360

Tổng kinh phíđầu tưcho trường học là: 13.400 triệu đồng. Trong đó: NSNN: 13.040 triệu đồng, ND đóng góp: 360 triệu đồng

2.1.6. Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6):

- Nhàvăn hoávàkhu thểthao xã:

+ Xây dựng sân vậnđộng trung tâm của xã phục vụcho các hoạtđộng thể thao của địa phương: 4.000 triệu đồng.

Kinh phí đầu tư: 4.000 triệu đồng

Nguồn kinh phí: NSNN

- Nhàvăn hoávàkhu thểthao thôn: Xây dựng mới 1 nhàvăn hoáthôn (1.000 triệuđồng). Cải tạo, nâng cấp 5 nhàvăn hoáthônđã có, mởrộng các khu thểthao thônđể đạt chuẩn (1.500 triệu đồng).

Nguồn kinh phí: NSNN

- Xây dựng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Thôn Chiềng với diện tích: 1.000m2, Kinh phí 1.500 triệu đồng

- Nâng cấp hệ thống truyền thanh xã: 700 triệu đồng

- Mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn: 600 triệu đồng

Như vậy, tổng kinh phíđầu tưcho cơsở vật chất văn hoálà9.300 triệuđồng từ nguồn vốn của Nhà nước

2.1.7. Chợ (Tiêu chí số 7): Xây dựng một chợ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng đảm bảo cho nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân.

Kinh phíđầu tư: 3.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: do doanh nghiệp đóng góp.

2.1.8. Bưu điện (tiêu chí số 8)

+ Khối lượng công việc:

- Đầu tư trạm phát sóng mạng VNPT

- Đầu tư đường dây mạng kéo đến các thôn

- Xây dựng lại bưu điện tại vị trí thuận lợi hơn

+ Kinh phí đầu tư: 5.000 triệu đồng

+ Nguồn kinh phí: Ngành bưu chính viễn thông thực hiện

2.1.9. Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9):

- Vậnđộng nhân dân xoábỏ400 nhàtranh tre đảm bảo theo quy chuẩn.

Kinh phíđầu tư: 300 nhà x 50 triệu đồng/nhà = 15.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Nhân dân tự đóng góp.

2.2. Giải pháp:

- Căn cứ các quy hoạch đã được phê duyệt và kế hoạch vốn được giao, thống nhất trong Ban chỉ đạo xã, Đảng ủy và đưa ra rộng rãi đến tận nhân dân thảo luận và thống nhất lộ trình xây dựng mới và nâng cấp các công trình quan trọng theo quan điểm: " ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất và gắn chặt với cuộc sống nhân dân; sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm nhất, huy động nội lực của nhân dân và các nguồn vốn khác để xây dựng kết cấu hạ tầng ".

- Tiến hành đào tạo, đào tạo lại đề nâng cao kiến thức về đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức cho các đoàn thể chính trị và nhân dân tham gia giám sát cộng đồng từ khi điều tra khảo sát đến việc giám sát xây dựng công trình, sử dụng và duy tu bảo dưỡng công trình.

- Huy động tốt nội lực của nhân dân để thực hiện các nội dung như nâng cấp nhà cửa, xây dựng các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp.Thiết kế một số mẫu nhà, xây dựng mô hình để nhân dân tham quan học tập, làm theo; phát động các gia đình thi đua nhau để xây dựng nhà mới với sự hỗ trợ của các đoàn thể.

3. Phát triển kinh tếvà các hình thức tổchức sản xuất (hoàn thành các tiêu chí từ 10 đến 13)

3.1. Nội dung:

3.1.1. Nâng cao thu nhập cho người lao động( tiêu chí số 10), giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí số 11), chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực (tiêu chí số 12).

- Đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người ở xã đạt 18 triệu/năm giai đoạn 2016 -2020 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 30 - 35 triệu/năm.

- Giải pháp:

Với mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân đạt 35 triệu đồng/ người/ năm, đảm bảo bảo yêu cầu tiêu chí số 10, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% (tiêu chí số 11), giảm tỷ lệ lao động trong nông lâm nghiệp xuống dưới 35% thì cần đẩy mạnh phát triển sản xuất và ngành nghề theo những nội dung sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp

Tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để có tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp - dịch vụ thương mại, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp là 45-25-30, cụ thể các ngành như sau:

+ Trồng trọt: Tiếp tục cuộc vận động trong nhân dân chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp và tích tụ đất đai để dồn điền đổi thửa lần 1, nhằm tạo ra ô thửa có diện tích lớn tiện cho việc cải tạo thâm canh phát triển sản xuất. Quy hoạch phân vùng mở rộng diện tích đất 3 vụ, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến đến người trực tiếp lao động. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo các vùng quy hoạch:

. Mởrộng vùng trang trại, gia trại: 25 ha;

. Vùng chuyên màu, hoa cây cảnh: 3 Ha

. Vùng thâm canh sản xuất lúa chất lượng hiệu quả kinh tế cao: 70 ha.

. Vùng chuyên canh trồng luồng và trồng cây keo: 2.350 ha

Làmđiểm các mô hình của sản xuất có hiệu quả để nhân rộng trên phạm vi toàn xã. Hoàn thiện kiên cố hoá hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tạo điều kiện để nhân dân phát triển sản xuất.

Kinh phí là : 2.800 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Từ Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 695//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 6 năm 2012.

+ Chăn nuôi: Do đặc thù của địa phương là xã miền núi đất rộng người đông, việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm địa phương xác định là phát huy chăn nuôi theo tính chất hộ gia đình và mô hình trang trại từng hộ gia đình và tiến tới quy hoạch gia trại, trang trại đảm bảo quy mô, hợp vệ sinh trở thành giao dịch hàng hoá, tạo điều kiện công ăn việc làm cũng như tăng nguồn thu nhập của người nông dân.

Kinh phí đầu tư: 6.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Vốn vay tín dụng

- Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông lâm nghiệp để đem lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích:

+ Đưa các giống mới trong trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các công nghệtiên tiến vàphùhợp với địa phương nhằmđem lại hiệu quảcao trên một đơn vịdiện tích.

+ Cung cấp các giống tốt, sạch bệnh, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường, từ đó chuyển giao công nghệ cho nông dân để thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

- Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch:

+ Tăng cường thực hiện cơkhíhoácác khâu sản xuấtnông nghiệp, trước hết là các khâu sản xuất quan trọng: làm đất đạt 50% năm 2012 và 100% vào năm 2015

+ Về đồng ruộng, cơ sở hạ tầng cần có quy hoạch đến từng vùng để có diện tích đủ lớn, cầu đường giao thông nông thôn đảm bảo kỹ thuật cho máy có thể hoạt động tốt.

+ Xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hoá nông nghiệp, có thông tin các mô hình điển hình với từng loại máy trong nước để nhân dân biết và tổ chức tham quan, học tập.

+ Cókếhoạch tập huấn cho người sử dụng máy để có hiểu biết về quản lý cơ giới hoá nông nghiệp, kỹ thuật sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật các cấp, sửa chữa công cụ máy nông nghiệp, phương tiện vận chuyển, thông tin mới nhất về các loại máy về kỹ thuật... cũng như giá thành nơi sản xuất.

+ Tăng cường tuyên truyềnđể người dân thực hiện các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tăng hiệu quảtrong sản xuất.

Kinh phí cần hỗ trợ: 700 triệu đồng

- phát triển tiểu thủ công nghiệp: Với lợi thế về giao thông neen việc khôi phuc lại các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, dệt thổ cẩm....sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho địa phương.

Kinh phí cần hỗ trợ là:10.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: NSNN

- Dịch vụ: Đặc thù là địa phương nằm ở trung tâm phía tây huyện nên có điều kiện phát triển một số ngành nghề dịch vụ như xay xát, máy gặt lúa, máy vò lúa, rèn, nhôm kính, sản xuất gạch vồ, gò cơ khí nhỏ, dịch vụ xây dựng, sửa chữa dân dụng, chế biến gỗ, dịch vụ bán buôn bán lẻ khác để tận dụng lao động ngành nghề khác đáp ứng nhu cầu phương tiện cũng như đời sống dân sinh của nhân dân trong địa phương.

Kinh phí cần hỗ trợ là:4.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Vốn vay tín dụng

Tổng kinh phíkhái toán là: 14.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Từ Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 695//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 6 năm 2012 và Ngân hàng thương mại Nhà nước:

3.1.2. Nâng cao hiệu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13).

+ Thành lập các hợp tác xã dịch vụ như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của các tổ chức đảm bảo hỗ trợ các hộ dân từ các khâu dịch vụ đầu vào đến thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

+ Thành lập và phát triển các mô hình trang trại kinh tế.

Kinh phí: 2.000 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 695//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 6 năm 2012.

* Giải pháp:

- Khuyến khích phát triển các gia trại, trang trại vàcác cơsởchăn nuôi sản xuất hàng hoálớn theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp, an toàn dịch bệnh.

- Áp dụng công nghệhiệnđại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đồng thời nhập khẩu giống vàcông nghệđể sản xuất giống tốt, đáp ứng yêu cầu phát triểnđàn gia súc cónăng suất, chất lượng cao; đàn lợn ngoại đạt 40%, gà công nghiệp 56%, tỷ lệ bò lai 50%.

- Tăng cường năng lực hệthống thúy ởcơ sở,để chủđộng phòng chống các loại dịch bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm từtrại chăn nuôi.

- Lập dự án phát triển, tìm hiểu thị trường, liên doanh liên kết với các cơ sở nghề, kết hợp với doanh nghiệp đào tạo tay nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tiếp thị, lựa chọn hộ có đủ điều kiện để phát triển nghề, tiến đến thành lập các cơ sở sản xuất mới ở địa phương.

4. Phát triển văn hoá - xã hội - môi trường (hoàn thành các tiêu chí từ 14 đến 17).

4.1. Nội dung:

4.1.1.Giáo dục(tiêu chí 14):

- Phổcập trung học cơ sở: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời khuyến khích động viên để đảm bảo 100% số người trong độ tuổi được phổ cập trung học cơ sở.

- Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số lượng học sinh tốt nghiệp được tiếp tục học trung học để nâng cao dân trí và đảm bảo nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

- Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo: hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 20,26%. Trong 2 năm tới cần đào tạo ít nhất 600 lao động để đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 35%.

Kinh phíđầu tư: 1.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: NSNN

4.1.2. Y tế (tiêu chí số 15):

- Duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2012 - 2020

- Cải tạo nâng cấp nhà dân số: 6 phòng x 100 triệu = 600 triệu đồng

- Xây mới 5 phòng bệnh nhân x 300 triệu = 1.500 triệu đồng

- Xây 4 phòng hành chính x 200 triệu = 600 triệu đồng

- Xây bếp ăn cho bệnh nhân: 36m2 = 70 triệu đồng

- Xây dựng nhà để xe: 20 triệu đồng

- Hỗ trợ các thiết bị y tế: 1.000 triệu đồng

Tổng kinh phí cho trạm y tế: 3.790 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước: 3.600 triệu đồng; Nhân dân đóng góp = 190 triệu đồng.

4.1.3. Môi trường (Tiêu chí số 17)

- Tỷlệcáchộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia: phấn đấu 90% số hộ dân trong xã được sử dụng nước hợp vệ sinh vào năm 2015, 100 % số hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh vào năm 2020.

- Sốcơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%.

- Không có các hoạt động làm suy giảm môi trường, tăng cường công tác vệ sinh từ gia đình đến các công trình công cộng. Phấn đấu tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn 95%, tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 90%.

- Quy hoạch vàxây dựng quy chếquản lýnghĩa trang: địa phương đã qui hoạch khu nghĩa trang với tổng diện tích 14.65 ha có lao động trực tiếp trông coi và quản lý. Đảm bảo hợp vệ sinh môi trường, phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân địa phương.

- Xây dựng cơ sở thu gom và xử lý rác thải: Đầu tư xây dựng bãi rác, mua phương tiện vận chuyển chuyên dụng vận chuyển rác thải và chất thải. Xây dựng lò xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong các thôn: 35 km

Kinh phí khái toán là: 3.400 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước: 2.700 triệu đồng; Doanh nghiệp: 500 triệu đồng; Nhân dân đóng góp: 200 triệu đồng

4.2. Giải pháp :

- Tuyên truyền vận động để nhân dân cũng như doanh nghiệp ý thức được sự cần thiết phải thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.

- Xây dựng các nội quy, quy chếvềviệc giữ vệsinh chung, phát động toàn dân tham gia phong trào vệ sinh làng xã.

5. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở (hoàn thành các tiêu chí 18, 19)

5.1. Nội dung

- Phấnđấu đến 2014 tất cảcán bộ công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ.

- Phát huy truyền thống của đơn vị nhiều năm liền Đảng bộ đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”. Chính quyền hàng năm thực hiện tốt các nghĩa vụ với nhà nước, được xếp loại chính quyền vững mạnh toàn diện; các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu tiên tiến như hiện nay.

- Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. Hàng năm tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an viên, tổ ANND, dân quân, dự bị động viên .

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, phát huy vai trò của trung tâm học tập cộng đồng trong việc mở các lớp tuyên truyền kiến thức pháp luật. Xây dựng điểm tiếp dân, giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo cuả nhân dân, không để xảy ra điểm nóng phức tạp, không để xảy ra khiếu nại vượt cấp

- Tập trung xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân, trong cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể tham gia giải quyết có hiệu quả các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Xây dựng các mô hình, câu lạc bộ ở xã ở thôn không có người vi phạm pháp luật .

Kinh phíkhái toán: 650 triệu đồng từ vốn Ngân sách nhà nước.

5.2. Giải pháp

- Tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng tổ chức. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đảm bảo đề ra các chủ trương giải pháp định hướng phù hợp với mô hình nông thôn mới. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các chủ trương chính sách về xây dựng mô hình nông thôn mới, nhằm tạo sự nhất trí cao và đồng thuận trong nhân dân về thực hiện mô hình nông thôn mới .

- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên. Thực hiện tốt công tác cán bộ, bố trí nhằm tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đề bạt cán bộ. Tăng cường công tác kết nạp và quản lý đảng viên. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong xây dựng nông thôn mới

- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của mặt trận, các đoàn thể; cũng cố địa bàn từng thôn, tổ đoàn kết, tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng; Hoạt động các phong trào để thông qua xây dựng cơ sở hòa giải, xây dựng điểm văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo ANCT –TTATXH... Thu hút đông đảo cán bộ, đoàn, hội viên tham gia một cách thiết thực, hiệu quả.

- Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân xã, nâng cao chất lượng các kỳ họp của Hội đồng nhân dân và vai trò của từng vị đại biểu HĐND. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và sẽ cải cách các thủ tục liên quan đến giải quyết các công việc của nhân dân, doanh nghiệp như: về đất đai, hộ tịch, giải quyết chính sách... Phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đóng góp ý kiến vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, xây dựng và nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của từng cán bộ công chức.

- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị từ xã đến thôn, nhất là sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong tổ chức xây dựng mô hình nông thôn mới . Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị cần xác định nhiệm vụ xây dựng mô hình nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của mình, từ đó trong chương trình hoạt động cần lồng ghép nội dung này để triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Trong chương trình triển khai thực hiện môhình nông thôn mới, cần phát huy vai tròhoạtđộng của khối Dân vận, Ban công tác mặt trậnở từng thônđểthực hiện tốt công tác vận động quần chúng, nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong thực hiện mô hình nông thôn mới, làm cho mỗi người dân trong cộng đồng dân cư xem việc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình, từ đó tích cực tham gia thực hiện bằng các biện pháp và hành động cụ thể.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới; qua đó, kịp thời phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, thấy được những khó khăn, vướng mắc để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa chữa bổ sung để triển khai thực hiện tốt hơn.

II. VỐN VÀNGUỒN VỐN

1. Tổng vốn: Tổng vốn đầu tư cho chương trình là: 215.274 triệu đồng.

Biểu 01: Tổng hợp nguồn vốn xây dựng nông thôn mới xã Yên Nhân

giai đoạn 2012- 2020

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung

Nhu cầu vốn

Vốn NSNN

Vốn tín dụng

Vốn DN

ND đóng góp

Tổng vốn

215.274

167.645

10.000

13.150

24.479

I

Quy hoạch

100

100

II

Phát triển hạ tầng KT-XH

180.834

144.095

12.650

24.089

1

Trụsở UBND xã

1.500

1.500

2

Giao thông

73.450

66.805

6.645

2.1

Đường tỉnh lộ 507

22.750

22.750

0

2.3

Đường trục thôn, xóm

19.200

16.320

1.920

2.4

Đường trục ngõ xóm

7.200

6.120

1.080

2.5

Đường trục chính nội đồng

24.300

20.655

3.645

3

Thủy lợi

54.534

52.550

1.984

3.1

đập chứa nước

19.200

19.200

3.2

Kênh mương

13.984

12.000

1.984

3.3

Cầu, cống

21.350

21.350

4

Điện

4.650

4.650

5

Trường học

13.400

13.040

360

6

Cơsở vật chất văn hóa

10.300

10.200

100

6.1

Nhà VH vàkhu TT xã

4.000

4.000

6.2

Nhà VH và khu TT thôn

3.500

3.500

6.3

Xây dựng Đài tưởng niệm

1.500

1.500

6.4

Nâng cấp hệ thống truyền thanh

700

700

6.5

Trang thiết bị nhà VH

600

500

100

7

Chợ

3.000

3.000

8

Bưu điện

5.000

5.000

9

Nhàở dân cư

15.000

15.000

III

Phát triển KT và các hình thức tổ chức sản xuất

25.500

15.500

10.000

1

Trồng trọt

2.800

2.800

2

Chăn nuôi

6.000

6.000

3

Cơ giới hoá

700

700

4

Phát triển công nghiệp và TTCN

10.000

10.000

5

Dịch vụ thương mại

4.000

4.000

6

nâng cao hiêu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất

2.000

2.000

IV

Văn hóa-xã hội-MT

8.840

7.950

500

390

9

Giáo dục

1.000

1.000

10

Y tế

3.790

3.600

190

11

Môi trường

3.400

2.700

500

200

12

củng cố, xây dựng HTCT ở cơ sở

650

650

2. Nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước là: 167.645 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 77,88%

- Vốn doanh nghiệp: 13.150 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,10 %

- Nhân dân tham gia đầu tư và đóng góp: 24.479 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 11,38%

- Vốn vay tín dụng: 10.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 4,64%

III. PHÂN KỲĐẦU TƯ

Biểu 02: Phân kỳ đầu tư vốn xây dựng NTM giai đoạn 2012- 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Danh mục đầu tư

Vốn đầu tư

Trong đó

Nguồn vốn

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng vốn

215.274

100

22.990

40.000

43.300

32.600

26.384

14.220

4.100

5.000

I

Quy hoạch

100

50

50

NSNN

II

Phát triển hạ tầng KT-XH

180.834

19.550

31.750

33.850

25.200

21.684

13.220

4.100

5.000

NSNN+ND

1

Trụsở UBND xã

1.500

1000

500

NSNN

2

Giao thông

73.450

28.000

4.500

9.450

8.000

12.000

6.920

1.800

3.500

NSNN+ND

2.1

Đường tỉnh lộ 507

22.750

17.500

5.250

NSNN

2.3

Đường trục thôn, xóm

19.200

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

1.920

NSNN+ ND

2.4

Đường trục ngõ xóm

7.200

500

700

1.000

2.000

2.000

500

500

NSNN+ND

2.5

Đường trục chính nội đồng

24.300

500

2.000

1.500

5.000

8.000

3.000

1.300

3.000

NSNN+ND

3

Thủy lợi

54.534

8.850

15.900

15.200

9.200

3.984

1.400

NSNN

3.1

đập chứa nước

19.200

2.000

6.000

9.000

2.200

NSNN

3.2

Kênh mương

13.984

3.000

5.000

2.000

3.000

984

NSNN+ND

3.3

Cầu, cống

21.350

3.850

4.900

4.200

4.000

3.000

1.400

NSNN

4

Điện

4.650

3.000

1.650

Vốn DN

5

Trường học

13.400

3.400

1.000

2.000

3.000

2.000

2.000

NSNN+ND

6

Cơsở vật chất văn hóa

10.300

2.700

3.200

1.500

700

900

1.300

NSNN+ND

6.1

Nhà VH vàkhu TT xã

4.000

1.000

3.000

NSNN+ND

6.2

Nhà VH và khu TT thôn

3.500

1.000

5.00

700

1.300

NSNN+ND

6.3

Xây dựng Đài tưởng niệm

1.500

1.500

NSNN+ND

6.4

Nâng cấp hệ thống truyền thanh

700

200

200

300

NSNN+ND

6.5

Trang thiết bị nhà VH

600

200

200

200

NSNN+ND

7

Chợ

3.000

1.500

1.500

NSNN

8

Bưu điện

5.000

2.000

3.000

Vốn DN

9

Nhàở dân cư

15.000

1.500

3.000

3.000

3.000

2.000

1.000

1.500

ND

III

Phát triển KT và các hình thức tổ chức sản xuất

25.500

2.200

6.000

7.200

4.800

4.500

800

NSNN+TD

1

Trồng trọt

2.800

400

800

1.200

400

NSNN

2

Chăn nuôi

6.000

500

1.000

2.000

1.500

1.000

TD

3

Cơ giới hoá

700

300

400

NSNN

4

Phát triển công nghiệp và TTCN

10.000

300

1.500

2.000

2.400

3.000

800

NSNN

5

Dịch vụ thương mại

4.000

1.000

2.000

1.000

TD

6

nâng cao hiêu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất

2.000

400

600

500

500

NSNN

IV

Văn hóa-xã hội-MT

8.840

100

1.240

2.200

2.200

2.600

200

200

NSNN+ND

9

Giáo dục

1.000

200

200

200

200

200

NSNN+ND

10

Y tế

3.790

790

1.000

1.000

1.000

NSNN+ND

11

Môi trường

3.400

400

600

1.000

1.400

NSNN+ND

12

củng cố, xây dựng HTCT ở cơ sở

650

100

150

400

NSNN


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại xã

- UBND xã Yên Nhân thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Phó ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể xã. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ:

- Thực hiện sự chỉ đạo của BCĐ tỉnh và Ban chỉ đạo huyện.

- Xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng công việc và địa bàn các thôn.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

- Tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ và đóng góp của cá nhân, tổ chức, tập thể và cộng đồng

- Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển của xã theo đề án được duyệt trên cơ sở định hướng của Nhà nước, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn đã ban hành và khả năng nội lực của địa phương.

2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị trong việc xây dựng nông thôn mới:

- Tổchức quán triệt trong cán bộ,đảng viên và nhân dân trong toàn xãvềnội dung xây dựng xã nông thôn mới trong đềánđược phêduyệt. Xácđịnh mứcđộ, hình thứcđóng góp của người dân vàcộng đồng trong xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh phí, nội dung hỗ trợ của Nhà nước….........để cán bộ, đảng viên, MTTQ, các đoàn thể và mọi người dân hiểu rõ nội dung xây dựng nông thôn mới và chủ động tự giác tham gia; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng hoạtđộng, vai trò, mối quan hệcủa các tổchức trong hệthống chính trịởcơsởdưới sựlãnh đạo củađảng bộ, sựđiều hành của chính quyền; xácđịnh rõvai tròcủa mỗi tổchức trong xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Phân công các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đảm nhận từng công việc riêng trong Đề án ngoài nhiệm vụ chính của mình.

- Cókếhoạch xây dựng nông thôn mới của xã theo từng giai đoạn vàtổchức cho người dân tham gia ý kiến vào kế hoạch trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn để từ đó tự xác định trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình và cả cộng đồng trong việc thực hiện Đề án.

- BQL xãtiếp nhận vốn, chủđộng quyết định chi theo mục tiêu, kế hoạch xây dựng đúng tiến độ. Công khai kế hoạch thực hiện, các nguồn vốn và mức huy động vốn trong dân đến cộng đồng dân cư trong xã.

- Tổchức bổsung vào quy ước Thôn văn hoá, tộc họvăn hoánhững tiêu chíliên quan đến xây dựng nông thôn mới, khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực tự chủ, tự cường vươn lên của nông dân, xây dựng làng quê hoà thuận, ổn định, dân chủ và có đời sống văn hoá phong phú, tạo động lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã cần phát huy tối đa nội lực của người dân địa phương có sự hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện các dự án cần lồng ghép và bố trí tối đa các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Tổchức giám sát vàđánh giáhoạtđộng, các kết quảthực hiện: Thành lập Ban giám sát làm nhiệm vụkiểm tra vàgiám sát thực hiện việc huy động các khoảnđóng góp của dân; giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới; giám sát việc sử dụng các nguồn vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Tham gia nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.

- Sau khi đềánđược cấp cóthẩm quyền phê duyệt, UBND xãtriển khai ngay việc xây dựng các dự án có liên quan để thực hiện việc đầu tư như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, dự án phát triển ngành nghề…nhằm triển khai thực hiện cụ thể đối với xã điểm nông thôn mới.

- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng về phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó chú trọng việc thi đua giữa các gia đình, các tổ đoàn kết, các thôn, các ban, ngành, đoàn thể. Xem đây là nhiệm chính trị của từng cán bộ, đảng viên, các tập thể; là thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên. Qua đó, kịp thời tuyên dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến mới trong công tác xây dựng nông thôn mới

Phần thứ ba:

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Ban Chỉđạo nông thôn mới cấp trung ương và tỉnh cần biên soạn bộ giáo trình, tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân về xây dựng nông thôn mới để nâng cao trình độ nhận thức phù hợp với trình độ cán bộ cơ sở và nông dân theo yêu cầu đề ra.

2. Đềnghịđược trích 100% kinh phítừ đấu giáquyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trênđịa bàn xãđểlại cho ngân sách xãtheo định hướng của quyết định 800/QĐ-TTg và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

3. Đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư 100% vốn đối với xã thuộc chương trình Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

4. Cần có chính sách lồng ghép một cách hợp lý và hiệu quả các dự án hiện đang thực hiện trên địa bàn và có nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm huy động tối đa nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

5. Đề nghị UBND huyện, UBND tỉnh xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào xã Yên Nhân, hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn vốn, công nghệ, công trình, cơ sở hạ tầng để địa phương phát triển xây dựng nông thôn mới.


BAN QUẢN LÝ

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃYÊN NHÂN

Phụ lục 01:

Hiện trạng nông thôn xã Yên Nhân so với quyết định 491/QĐ-TTg

STT

Tiêu chí

Nội dung chi tiết

ĐVT

Hiện trạng

Tiêu chí theo QĐ 491/TTg

1

QH và thực hiện QH

1. QH sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020

QH

Đã có

Đạt

2. QH phát triển sản xuất nông nghiệp.

QH

Đã có

3. QH phát triển hạtầng kinh tế–xãhội –môi trường; phát triển các khu Dân cưhiện cótrênđịa bàn xã

QH

Đã có

2

Giao thông

Đường tỉnh lộ (trục xã)

Tổng chiều dài

km

24

100 %

Đã cứng hoá

km

17

Tỷ lệcứng hoá

%

70,1

Đường trục thôn, liên thôn

Tổng chiều dài

km

16

70 %

Đã cứng hoá

km

0

Tỷ lệcứng hoá

%

0

Đường trục ngõ, xóm

Tổng chiều dài

km

18

70 %

cứng hóa

Đã cứng hoá

km

0

Tỷ lệcứng hoá

%

0

Đường trục chính nội đồng

Tổng chiều dài

km

40,5

70 %

Đã cứng hoá

km

0

Tỷ lệ cứng hoá

%

0

3

Thuỷ lợi

Hồ, đập chứa nước

Sốlượng

8

0

Đáp ứng yêu cầu sản xuất

Đạt yêu cầu

Trạm

0

Kênh mương

Tổng chiều dài

km

15,7

85 %

Đã kiên cố hoá

km

5,72

Tỷ lệcứng hóa

%

36,4

4

Điện

Trạm biến thế

Sốlượng

Trạm

6

Đạt chuẩn của ngành điện

Đạt yêu cầu

Trạm

6

Hệ thống đường dây điện

Chiều dài tuyến cao thế 35KV

km

30

Đạt chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật ngành điện

Chiều dài đường dây hạ thế

km

45

TL hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn

%

70

98 %

5

Trường học

TL các trường: MN, TH, THCS đạt chuẩn

%

0%

80%

Mẫu giáo, mầmnon

Đánh giá (đạt chuẩn, chưa đạt)

Đánh giá

Chưa đạt

80 %

Số phòng học

Phòng

20

Số phòng học chức năng

Phòng

0

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

3.500

Tiểu học 1

Đánh giá (đạt chuẩn, chưa đạt)

Đánh giá

chưa đạt

80 %

Số phòng học

Phòng

23

Số phòng học chức năng

Phòng

1

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

2.500

Tiểu học 2

80 %

Số phòng học

Phòng

18

Số phòng học chức năng

Phòng

0

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

1200

Trung học Cơsở

Đánh giá (đạt chuẩn, chưa đạt)

Đánh giá

Chưa đạt

80

Số phòng học

Phòng

12

Số phòng học chức năng

Phòng

0

80%

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

1.000

6

Cơ sởvật chất văn hóa

Trụ sở UBND xã (Diện tích khuôn viên)

m2

4.675,2

Đạt

Nhà VH, khu TT xã

SốnhàVăn hoá xã

Nhà

0

Đạt

Khu TT xã (Sân vận động)

m2

0

Nhà VH, khu TT thôn

Tổng sốnhà VH thôn

Nhà

5/6

100 %

Khu TT thôn (chưa đạt chuẩn)

Khu

0

7

Chợ nông thôn

Tổng số chợ

Chợ

1

Đạt chuẩn của BXD

Số chợđạt chuẩn của Bộxây dựng

Chợ

0

8

Bưu điện

Sốđiểm phục vụbưu chính viễn thông

Điểm

1

Đạt

Số thôn cóInternet

Thôn

0

9

Nhà ở

dân cư

Nhàtạm, dột nát

Nhà

300

Không

TL hộcónhàởđạt tiêu chuẩn của Bộ XD

%

30

80%

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân/người/năm so với BQ chung của tỉnh

lần

4,5 tr

năm 2020 đạt 44tr/ người

11

Hộ nghèo

Tỷlệ hộnghèo

%

45,6

5 %

12

Cơ cấu lđ

Tỷlệ LĐ trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực N-L-N

%

70

35 %

13

Hình thức tổchức SX

Sốtrang trại

Trang trại

0

Doanh nghiệp

DN

1

HTX

HTX

1

14

Giáo dục

Tỷ lệ phổ cập giáo dục TH

%

100

Đạt

Tỷ lệhọc sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (PT, bổtúc, học nghề)

%

85,3

85 %

Tỷ lệlao động qua đào tạo

%

22,4

> 35 %

15

Y tế

Y tếxã đạt chuẩn Quốc gia

Y tế

Đạt chuẩn

Đạt

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT

%

100

đạt

16

Văn hoá

Sốthôn đạt làng VH theo tiêu chuẩn của Bộ VH-TT-DL

Thôn

3/6

70%

Tỷ lệthônđạt làng văn hoá

%

50%

17

Môi trường

Tỷlệ hộsửdụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn QG

%

85

85 %

Cơ sởSXKD đảm bảo MT

%

55

Đạt

Không cóhoạtđộng gây suy giảm môi trường

Môi trường

không có

Đạt

Nghĩa trang

Tổng số

Khu

0

Không đạt

Được quy hoạch

Khu

0

Có quy chếquản lý

Quy chế

0

Thu gom vàxửlýchất thải, nước thải theo quy định

Bãi

0

Không đạt

18

Hệ thống tổchức chính trị vững mạnh

Trình độ cán bộxã

Tổng sốcán bộ xã

Người

44

Đạt

Cán bộ công chức

Người

26

- Đại học

Người

17

- CĐ,Trung cấp

Người

9

- Chưađạt chuẩn

Người

0

Có đủ các tổchức trong HTCT cơ sở theo quy định

Tổ chức

Đủ

Đạt

Đảng bộ, chính quyền xãđạt tiêu chuẩn TSVM

Đảng bộ

Đạt

Đạt

Tổ chứcđoàn thểCT của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Danh hiệu

Đạt

Đạt

19

An ninh, TTXH

An ninh, trật tựxãhộiđược giữvững

AN, TTXH

Đạt

Đạt





Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Yên Nhân giai đoạn 2012 - 2020

Đăng lúc: 30/06/2014 09:47:55 (GMT+7)

Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thường Xuân trong chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện nhằm đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong vấn đề chỉ đạo, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cực nhằm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn cũng như quan điểm nhận thức của người nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đã bàn bạc và thống nhất quan điểm xây dựng nên đề án “Xây dựng nông thôn mới xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012– 2020”

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

XÃ YÊN NHÂN, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HOÁ

(Giai đoạn 2012-2020 )

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Yên nhân là xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyện 45 km về phía tây. Yên Nhân có diện tích đất tự nhiên là 19.094,93 ha trong đó, đất sản xuất nông nghiệp: 239,37 ha, đất sản xuất lâm nghiệp là 17.607,93 ha chiếm 92,21%, đất phi nông nghiệp: 350,17 ha, đất chưa sử dụng 891,9 ha.

Xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc thái chiếm 97,7%, dân tộc Mường và kinh chiếm 2,3%, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao chiếm 50,78%, trình độ sản xuất và chăn nuôi vẫn còn lạc hậu. Vì vậy năng suất và sản lượng thấp, chăn nuôi chưa phát triển, quy mô lại nhỏ lẻ. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ bước đầu phát triển. Nền kinh tế của xã chủ yếu là nông lâm nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nông – lâm – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn sẽ là ngành kinh tế chủ đạo của xã và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, chính quyền và nhân dân xã Yên Nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích bước đầu đãđạt được thìtình hình nông nghiệp, nông dân vànông thôn củađịa phương đã bộc lộnhững vấn đề cần được giải quyết: Kiến trúc nông thôn đang phát triển tự phát và thiếu quy hoạch hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; chất lượng giáo dục, y tế phát triển chưa tương xứng trước yêu cầu đổi mới; lao động nông thôn còn thiếu công ăn việc làm và thu nhập chưa ổn định; trật tự an ninh trên địa bàn chưa đáp ứng trước nhu cầu đổi mới kinh tế và xã hội.

Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thường Xuân trong chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện nhằm đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong vấn đề chỉ đạo, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cực nhằm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn cũng như quan điểm nhận thức của người nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đã bàn bạc và thống nhất quan điểm xây dựng nên đề án “Xây dựng nông thôn mới xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012– 2020”
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết 26-NQ/TƯ về nông nghiệp ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.;

- Quyếtđịnh số:491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủtướng Chính phủvềban hành Bộ tiêu chíquốc gia nông thôn mới;

- Quyếtđịnh 800/2010/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/5/2011 của Liên bộ Nông nghiệp & PTNT - Kế hoạch & Đầu tư – Tài chính hưóng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tưóng Chính phủ về phê duyệt Chưong trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết Định số: 2933/2009/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn;

- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số: 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình rà soát qui hoạch xây dựng Nông thôn mới;

- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/2/2010 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới;

- Căn cứ thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng V/v ban hành qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về qui hoạch xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 29/02/2012 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012-2015;

- Quyếtđịnh 2005/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Chủtịch UBND tỉnh Thanh Hoávềviệc phêduyệtđềán xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030;

- Công văn số3140/UBND-NN, ngày 22 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Thanh Hoávềviệc chọn các xãlàmđiểm xây dựng môhình nông thôn mới;

- Căn cứ Công văn số 559/SNN&PTNT-PTNT ngày 12/4/2010 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá về việc hướng dẫn lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã;

- Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 18/10/2010 của UBND tỉnh về công tác của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các tháng cuối năm 2010 và năm 2011;

- Quyết định số: 203-QĐ/HU ngày 18/5/2012 của Ban thường vụ huyện uỷ Thường Xuân về một số giải pháp cụ thể xây dựng nông thôn mới ;

Phần thứ nhất:

THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN XÃ YÊN NHÂN

I. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN

1. Đặc điểm tựnhiên

1.1. Vịtríđịa lý:

Yên Nhân là xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, cách thị trấn Thường Xuân 50km về phía Bắc và cách Trung tâm thành phố Thanh Hóa 120km.

Phía Nam giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Phía Tây giáp xã Bát Mọt; Phía Đông giáp xã Lương Sơn; Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh.

1.2. Diện tích tựnhiên: Xã có tổng diện tích tự nhiên là 19.094,63 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 239,37 ha chiếm 1,25 %

- Đất sản xuất lâm nghiệp : 17.607,93 ha chiếm 92,21%

- Đất nuôi trồng thủy sản: 5,26 ha chiếm 0,03 %

- Đất phi nông nghiệp: 350,17 ha chiếm 1,25 %

- Đất chưa sử dụng: 891,9 ha chiếm 4,67 %

1.3. Đặc điểmđịa hình, khí hậu:

Đặc thù địa hình của xã Yên Nhân là vùng núi cao, liên kết với nhau tạo thành những dãy núi liên hoàn, với các độ cao khác nhau tạo nên địa hình rất đa dạng và phức tạp. Độ cao trung bình từ 300 – 800 m, độ dốc lớn trung bình từ 25o đến 35o có nơi > 35o. Địa hình bị chia cắt bởi các con sông, suối và hợp thủy thành từng vùng riêng biệt có hình lòng chảo nghiêng theo hai hướng tây và tây bắc.

Yên Nhân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng, đặc biệt là sự xuất hiện của gió phơn tây nam vào đầu mùa hạ (cuối tháng 4 đến tháng 6 có tới 20 – 30 ngày gió tây thổi). Mùa đông lạnh giá, khô hanh và sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính, khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống và lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt, khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

* Nhiệt độ, không khí: Qua theo dõi nhiều năm của trạm thủy văn Bái Thượng và Đài khí tượng Thanh Hóa cho thấy tổng nhiệt độ năm từ 8.000oC – 8.600oC.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23oC – 24oC.

- Nhiệt độ cao nhất năm từ 37oC – 41oC (tháng 5 – 8)

- Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm từ 1oC – 3oC (tháng 1 – 3 và tháng 12).

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm thấp nhất xảy ra thường vào tháng 1 hoặc tháng 12 (khô hanh) và tháng 5 – 9 (gió tây khô nóng).

- Độ ẩm trung bình năm từ 85% - 86%

- Độ ẩm trung bình cao từ 90% - 91%

- Độ ẩm trung bình thấp từ 75% - 80%

* Độ bốc hơi:

- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 788 mm

- Lượng bốc hơi trung bình cao 900 mm

- Lượng bốc hơi trung bình thấp 60 mm

Bốc hơi nhiều nhất vào tháng 05 đến tháng 8 (thời kỳ rất nóng)

Bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

* Gió bão: Có 2 hướng gió chính

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 – 4 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 xen kẽ có gió mùa tây khô nóng (tháng 4 – 7).

- Bão: Mỗi năm xã Yên Nhân có vài cơn bão đi qua, tập trung vào tháng 8, 9, 10. Sau bão thường mưa lớn hay lũ ống, lũ quét phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình gây tổn hại nhiều đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

* Mưa: Tổng lượng mưa (1600 – 2000 mm) phân bố không đều thường tập trung 60 – 80% lượng mưa vào tháng 5 – 10.

Mưa tiểu mãn vào tháng 5 hoặc đầu kỳ tháng 6 , kỳ mưa lũ tiếp theo là tháng 7 – 10 gây ra lũ lụt kéo dài đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Các tháng ít mưa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau dễ gây ra khô hạn, một số cây công nghiệp vùng đồi dễ bị hạn và dễ gây ra nguy cơ cháy rừng.

2. Tài nguyên

a. Thuỷvăn, nguồn nước:

+ nguồn nước mặt:

Trong vùng có nhiều con suối nhỏ và hợp thủy như: Suối Hón Căng, Suối Hón Mít, Suối Hón Ken, suối hón Meo, Suối hón Hăn, Suối hón Tá, Suối Hón Xuân, Suối hón con Ngựa, suối hón Ngoi…. Nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đã được khai thác sử dụng phục vụ sản suất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt bằng việc xây dựng các hồ đập chưa nước. Đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 2 hồ đập nước nhỏ ở các con suối và hợp thủy lấy nước tưới cho lúa và hoa màu, giữ ẩm cho đất.

Nguồn nước ngầm:

Xã có nguồn nước ngầm khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt. Các kết quả thăm do cho thấy nước ngầm phân bố ở khắp các khu vực trong xã. Tại các thung lũng, tầng phân bố nước chỉ ở độ sâu khoảng 2 m , sâu nhất là 8 – 9 m.

b. Tài nguyên rừng

Rừng Yên Nhân khá đa dạng, phong phú về thành phần loài. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 19.610,93 ha. Trong đó rừng sản xuất là 5362,39. ha, rừng phòng hộ là 3910 ha, rừng đặc dụng 8338,10 ha. Những năm gần đây, thực hiện các dự án 327, 661 và 147 đến nay rừng trồng sản xuất đạt 680 ha. Cây trồng chủ yếu là các loại luồng, keo, xoan.

c. Tài nguyênđất đai

Theo tài liệu FAO – UNESCO năm 2000, đất Yên Nhân có 4 nhóm và 17 loại đất:

- Nhóm 1: Nhóm đất xám - Acrisols (AC) chiếm 89,84%, phân bố trên núi cao, chủ yếu để phát triển lâm nghiệp

- Nhóm 2: Nhóm đất phù sa - Fluvisols (Fl) chiếm 2,05% phân bố ven khe suối.

- Nhóm 3: Nhóm đất đỏ - Ferrlsols (FR) chiếm 3,15%, phân bố ở các vùng đồi thấp.

Nhóm 4: Nhóm đất đỏ tầng mỏng – Leptosols (LP) chiếm 4,96% phân bố ở các khu vực có độ dốc thấp.

3. Nhân lực: Xã Yên Nhân hiện có 6 thôn với 1.098 hộ, 4.850 nhân khẩu. Gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 97,7%, dân tộc Kinh và Mường chiếm 2,3%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 2240 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt tỷ lệ 17,4%.Tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 1867 người.

Trong đó:

+ Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 1995 người, chiếm tỷ lệ 70%

+ Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 245 người, chiếm tỷ lệ 30% ( Lao động đi làm việc ở nước ngoài: 17)

4. Đánh giá tiềm năng của xã

+ Vị trí địa lý là có tỉnh lộ Tây Thanh Hóa đi qua và thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đời sống văn hoá tinh thần và phát triển kinh tế đa ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong nông nghiệp chăn nuôi là thế mạnh của xã về nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Là huyện vùng núi cao, đặc thù được thụ hưởng nhiều cơ chế chính sách của Chính phủ.

+ Tiềm năng đất đai rất đa dạng, diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp;

+ Yên Nhân có tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng được đảm bảo, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – Xã hội.

+ Nhân dân có truyền thống cần cù lao động, ham học hỏi và sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy với công việc và được nhân dân tin cậy.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI

1. Hiện trạng về công tác quy hoạch (Tiêu chí số 1):

- Qui hoạch phát triển sản xuất Nông – Lâm nghiệp: đã có

- Quy hoạch sửdụng đất: đã có

- Quy hoạch phát triển hạtầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới: (đã có);

- Quy hoạch phát triển các khu vực dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có (đã có).

Đối chiếu với quy định tại quyết định 491/QĐ-TTg thì tiêu chí về quy hoạch của xã đã đạt.

2. Hạ tầng kinh tế-Xã hội

2.1. Trụ sở UBND xã

Tổng diện tích khuôn viên là 4.675,2 m2, cao 2 tầng được bố trí cho 20 phòng làm việc của UBND xã và các tổ chức chính trị, đoàn thể; 01 phòng họp có diện tích 50 m2. So sánh với tiêu chí quốc gia thì trụ sở UBND xã đã đạt.

2.2.Giao thông (Tiêu chí số 2):

Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường Tỉnh lộ; đường trục xã; đường trục thôn xóm; đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng): 123,5km. Trong đó:

Hiện trạng hệ thống giao thông:

TT

Hạng mục

Năm 2011

Tỷ lệ đạt

(%)

Tổng

(km)

Bê tông, nhựa (km)

Cấp phối

(km)

Đất

(km)

Tổng số

123,5

43

81,5

34,8

I

Đường Tỉnh lộ

24

17

7

70,8

II

Đường liên xã

26

26

100

III

Đường trục thôn, xóm

16

16

0

V

Đường trục ngõ, xóm

18

18

0

VI

Đường trục chính nội đồng

40,5

40,5

0

So sánh với tiêu chíQuốc gia thì tiêu chí giao thông chưa đạt.

2.3. Thuỷ lợi: (Tiêu chí số 3)

- Diện tích được tưới nước bằng công trình thủy lợi là 40 ha.

- Số đập hiện có là 8 cái, trong đó 8 cái đã được kiên cố nhưng đã xuống cấp- Hiện xã chưa có trạm bơm nào. Cần xây mới 7 đập

- Số km kênh mương hiện có 15,7 km, trong đó đã được kiên cố hoá 5,72 km, số km cần được kiên cố hoá là 9,98 km. Số kênh mương trên địa bàn chỉ đảm bảo tưới tiêu cho 2/3 diện tích lúa hàng vụ. Số diện tích lúa còn lại chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

So sánh với tiêu chí quốc gia thì tiêu chí thủy lợi chưa đạt.

2.4. Điện (Tiêu chí số 4):

- Số trạm biến áp hiện có 6 trạm, trong đó số trạm đạt yêu cầu 6 trạm, số trạm cần xây mới là 3 trạm.

- Số km đường dây hạ thế là 45 km, trong đó 45 km đều đã đạt chuẩn, cần xây dựng mới 15 km.

- Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 70%.

Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện sản xuất: 80%.

Đối chiếu với tiêu chí thì chỉ tiêu vềđiện của địa phương chưa đạt, phấn đấu đạt tiêu chí vào cuối năm 2013.

2.5. Trường học (Tiêu chí số 5):

- Trường mầm non

Trường Mầm non có 1 khu trung tâm và 6 điểm trường khu lẻ.

+ Số phòng học 20: trong đó 11 phòng học bán kiên cố, tạm thời 9 phòng. Số phòng học còn thiếu: 9 phòng học.

+ Số phòng chức năng, nhà hiệu bộ, tường rào, nhà vệ sinh và công trình nước sạch: chưa có.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập: còn thiếu rất nhiều so với tiêu chí sân chơi bãi tập. Tổng diện tích trường Mầm non: 3.500 m2

+ So Sánh

Trường tiểu học 1 (Chưa đạt chuẩn quốc gia)

+ Tổng số phòng học 23 phòng, trong đó: 19 phòng học đạt chuẩn, 4 phòng học chưa đạt chuẩn.

+ Số phòng chức năng có 1 phòng (thư viện) và còn thiếu 6 phòng chức năng.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có: 2.500m2. Diện tích sân chơi bãi tập chưa đủ

- Trường Tiểu học 2: (Chưa đạt chuẩn quốc gia)

+ Số phòng học: 18 phòng

+ Số phòng chức năng: chưa có

+ Nhà hiệu bộ, thư viện: chưa có

+ Số diện tích sân chơi bãi tập đã có: 1.200 m2

- Trường Trung học cơ sở (Chưa đạt chuẩn quốc gia).

+ Tổng số gồm 12 phòng học kiên cố.

+ Số phòng chức năng, nhà hiệu bộ : chưa có. Cần xây dựng thêm: 1 nhà hiệu bộ, 6 phòng học chức năng, 2 phòng học kiên cố, 01 phòng trực, nhà đa năng, phòng truyền thống. Cần xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn và 1 nhà thiết bị thí nghiệm.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập 1.000 m2. Còn thiếu 2.000 m2

So sánh với tiêu chí quốc gia thi tiêu trí trường học của xãchưađạt.

2.6. Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6)

Căn cứ Qui định của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch:

a. Nhà văn hoá và khu thể thao xã:

- Hiện chưa có nhà văn hoá và khu thể thao xã.

- Trang thiết bị: xã đã trang bị đầy đủ hệ thống truyền thanh.

- Trình độ cán bộ làm công tác văn hóa: Trung cấp.

- Hoạt động văn hóa văn nghệ: Trong những năm qua công tác tuyên truyền và phong trào văn hoá văn nghệ của xã Yên Nhân luôn được quan tâm và phát triển. Hàng năm, UBND xã tổ chức 3 - 4 hội diễn văn nghệ quần chúng, các hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, bảo tồn văn hoá dân tộc luôn đựơc phát động đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động (25% dân số hưởng ứng tham gia).

- Hoạt động thể thao: Số cuộc thi đấu TDTT/năm trung bình 02 cuộc/năm.

Tỷ lệ nhân dân tham gia luyện tập thể thao thường xuyên: 30% dân số.

b. Nhà văn hoá và khu thể thao thôn

Toàn xã có 6 thôn trong đó có 5/6 thôn đã có nhà văn hóa riêng

- Diện tích đất được sử dụng: từ 200 – 400 m2

- Quy mô xây dựng: Nhà hội trường, sân bóng chuyền

- Trang thiết bị: chưa có

- Cán bộ nghiệp vụ: không có

- Hình thức tổ chức quản lý: do trưởng thôn và nhân dân tự quản

- kinh phí tổ chức: Do nhân dân tự đóng góp

- Tỷ lệ nhân dân tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cộng đồng: 35%

So sánh với yêu cầu thìcơsởvật chất văn hoácủa xãchưađạt chuẩn.

2.7. Chợ (Tiêu chí số 7)

Hiện tại xã chưa có chợ.

So sánh với yêu cầu thì tiêu chí chợ chưa đạt

2.8. Bưu điện (Tiêu chí số 8)

Bưu điện có diện tích 430 m2. Hiện trạng xây dựng bao gồm 1 nhà bán kiên cố 1 tầng diện tích xây dựng 50m2 bao gồm 1 phòng chính để giao dịch và 1 phòng ngủ của cán bộ.

Hiện tất cảcác thônđều chưa cóInternet.

So sánh với yêu cầu thìtiêu chívềbưu điện của xãchưa đạt chuẩn.

2.9. Nhà ở dân cư nông thôn (Tiêu chí số 9)

- Số nhà tạm, dột nát: 300 hộ

- Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Xây dựng: 30%

- Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư trên địa bàn xã Yên Nhân là xây dựng tự phát, không theo bản vẽ thiết kế vì vậy chất lượng công trình không cao, qui mô bố trí thiếu sự hợp lý.

Đối chiếu với yêu cầu, tiêu chí về nhàở của dân cư chưa đạt.

3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Thu nhập (Tiêu chí số 10)

- Cơ cấu kinh tế của xã: 70% sản xuất nông – lâm nghiệp; 30% tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân năm 2011 của các hộ dân trên địa bàn xã mới chỉ 4.344.000 đồng/người/năm thấp hơn mức bình quân chung tại khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hoá.

Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí thu nhập chưa đạt

3.2. Hộnghèo (Tiêu chí số 11)

- Tỷ lệ hộ nghèo trong xã theo chuẩn mới là 45,6% .

- Nguyên nhân nghèo là do trình độ dân trí thấp, nhận thức của nhân dân chưa cao (Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước), thiếu vốn, không biết cách làm ăn và một số nguyên nhân khác (ốm đau, bệnh tật, đông con)…

- Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí hộ nghèo chưa đạt.

3.3. Cơcấu lao động (Tiêu chí số 12)

- Cơ cấu kinh tế của xã: 70% sản xuất nông – lâm nghiệp; 30% tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Lao động phân theo kiến thức phổ thông: Hiện tạiđịa phương đã phổ cập xong chương trình phổ cập giáo dục bậc THCS nhưng hiện tại vẫn còn 25% số lao động nông nghiệp còn trình bộ bậc tiểu học, 45% số lao động có trình độ trung học cơ sở và 30% có trình độ THPT trở lên.

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 1995 người, chiếm tỷ lệ 70%

Đối chiếu với yêu cầu của tiêu chí, chưa đạt

3.4. Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13)

- Số trang trại: 0

- Số doanh nghiệp: 1 (Công ty Quốc đạt)

- Số hợp tác xã và tổ hợp tác: 1 (HTX dịch vụ điện năng)

- Kết quả kinh doanh của các đơn vị trên: chưa đạt kết quả.

Đối chiếu với yêu cầu,chưa đạt tiêu chí, phấn đấu cuối năm 2013 tiêu chí này đạt.

4. Vănhoá, xã hội và môi trường

4.1. Giáo dục (Tiêu chí số 14)

- Phổcập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%.

+ Tỷlệhọc sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS: 98%

- Tỷ lệ học sinh tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 85,3%

- Số hộ: 1.098

- Số nhân khẩu: 4.850

- Lao động trong độ tuổi: 2240 người

- Tỷlệlao động được đào tạo đạt: 22,4%; tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: 10%

- Sơ cấp (3 tháng trở lên): 93 lao động, chiếm 4,15 %

- Trung cấp: 127, chiếm 5,67 %

- Cao đẳng: 152, chiếm : 6,78 %

- Đại học: 82, chiếm 3,66 %.

Đối chiếu với yêu cầu thì chưa đảm bảo theo tiêu chí.

4.2. Y tế (Tiêu chí số 15)

* Trạm y tế:

- Quy mô, diện tích: Diện tích khuôn viên trạm y tế: 1600,6 m2. Tổng số có 3 dãy nhà 14 phòng gồm: 1 phòng Trạm trưởng, 2 phòng trực, 1 phòng truyền thông, 1 phòng kế hoạch hoá gia đình và lưu bệnh nhân sau đẻ, 1 phòng dược, 2 phòng khám và điều trị bệnh nhân. Tổng số giường bệnh là 4 giường.

- Trang thiết bị y tế đang còn thiếu nhiều vì vậy chất lượng khám chữa bệnh đạt kết quả cao.

- Trình độ đội ngũ y bác sỹ: Tổng số cán bộ: 5; Trong đó có 1 bác sỹ, 3 y sỹ, 1 dược sỹ. Y tếxãđã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 – 2010, đội ngũ y bác sĩ được biên chế đầy đủ. Hệ thống y tế thôn hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 100%

- Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010

Đối chiếu với yêu cầu thìtieu chí y tế đã đạt.

4.3. Văn hoá (Tiêu chí số 16)

- kết quả hoạt động văn hóa ở địa phương: Thực hiện Nghịquyết TW V khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” luôn được quan tâm và chỉ đạo thường xuyên.

- Tỷ lệ số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa: 3/6 thôn đã đạt tiêu chuẩn làng văn hóa chiến 50%.

Đối chiếu với yêu cầu thì chưa đạt tiêu chí.

4.4. Môi trường (Tiêu chí số 17)

- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: 3 công trình, khả năng cấp nước thường xuyên.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 85%.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (Nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 35 %

- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 25 %

- Các cơsởsản xuất kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn vềmôi trường: 55%

- Các hoạtđộng gâyônhiễm môi trường: không có.

- xử lý chất thải: chưa thu gom rác thải, các hộ gia đình tự thu gom và xử lý

- Nghĩa trang: đã qui hoạch nhưng chưa có quy chế quản lý.

- Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã: Là xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Công nghiệp chưa phát triển nên cảnh quan môi trường chưa bị tác động nhiều. UBND xã đã qui hoạch làm bãi rác thải. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân tự giác có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hàng tháng theo định kỳ tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm ở các nơi công cộng. Vì vậy công tác môi trường trên địa bàn xã đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Đối chiếu với tiêu chíthìchưađạt.

5. Hệthống chính trị.

5.1. Hệthống tổchức chính trị (Tiêu chí số 18)

- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã: Tổng số cán bộ, công chức hiện nay: 25 (theo Điều 2 Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ) và 01 Cán bộ tăng cường theo dự án 600 PCT. UBND xã.

- Hiện xã đã có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định: Tổ chức Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Hiệu lực quản lý nhà nước và điều hành của chính quyền được nâng lên, mặt trận và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả. Công tác xây dựng, củng cố các chi bộ đảng, Chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể mặt trận từ thôn đến xã luôn được quan tâm xây dựng và củng cố, đáp ứng tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển của địa phương. Các tổchứcđều đạt tiên tiến trởlên.

Tiếp tục phát huy những thành tích đãđạt được vàtruyền thống củaĐảng bộ, Chính quyền luônđạt trong sạch vững mạnh.

Đối chiếu với yêucầu thì đạt tiêu chí.

5.2. An ninh, trật tựxã hội (Tiêu chí số 19)

Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn luôn được giữ vững, không có các vụ trọng án, các tệ nạn xã hội, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Hàng năm Đảng uỷ có Nghị quyết, UBND có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”; Hàng năm phân loại xã về “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” luôn đạt từ loại khá trở lên. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an. Hàng năm phân loại thi đua tập thể Công an xã đều đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” ; không có cá nhân Công an xã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Không để xẩy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để xẩy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối an ninh trật tự...

Không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài.

Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác so với năm trước, không để xẩy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên).

Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với năm trước. Không để xẩy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng.

Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí này đạt.

III. ĐÁNH GIÁCHUNG

1. Những mặtđã đạt được theo yêu cầu của tiêu chí

Đối chiếu với các quy định của quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì Yên Nhân có 4 tiêu chíđáp ứng được yêu cầu, đó là:

- Quy hoạch (Tiêu chí số 8).

- Y tế(tiêu chísố15).

- Hệ thống tổ chức chính trị(tiêu chí số 18).

- An ninh trật tựxãhộiđảm bảo (tiêu chí số19).

2. Các nội dung chưađạt yêu cầu: gồm 15 tiêu chí và một số nội dung sau:

Trụ sở UBND xã: Nhà làm việc tuy đã đảm bảo theo yêu cầu nhưng khuôn viên và các công trình như phòng họp, nhà bảo vệ, nhà để xe...chưa có

- Giao thông (Tiêu chísố2): hệthống đường trục xã, ngõxóm, nộiđồng chưa cứng hoá đảm bảo tỷ lệ như tiêu chí yêu cầu.

- Thuỷlợi (Tiêu chísố3): hệthống thuỷlợi chưađáp ứng được nhu cầu phục vụsản xuất. Hệthống mương do xãquản lýmới kiên cốhoáđược 24,3%. Hệthống cầu cống, đập chứa nước còn thiếu vàchưađáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất.

- Điện (Tiêu chí số 4): hệ thống điện của xã đã đảm bảo tuy nhiên cần xây dựng mới 03 trạm biến áp và 15 km dây hạ thế để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của địa phương.

- Trường học (Tiêu chísố5): các trường trên địa bàn xã đều chưađạt chuẩn quốc gia.

- Cơsởvật chất văn hoá(Tiêu chísố 6): nhàvăn hoá và khu thể thao của xã và các thôn chưa có, ở một số thôn có nhà văn hoá nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch.

- Chợ(Tiêu chísố7): chưa có chợ

- Nhàởcủa dân cư(Tiêu chísố 9) : Tuy tỷ lệ nhà dân đảm bảo yêu cầu của Bộ Xây dựng đã đạt trên 30 % song vẫn còn 100 nhà ở tranh tre cần được xoá bỏ. Phấn đấu 100% nhà ở dân cư đạt chuẩn.

- Thu nhập của người dân (tiêu chísố10): Hiện nay thu nhập của người dân trong xãđang còn rất thấp so với thu nhập bình quân của tỉnh.

- Hộnghèo (Tiêu chísố11): Tỷlệ hộnghèo của xãcòn 45,6% trong khi tiêu chí yêu cầu dưới 5%.

- Cơcấu lao động (Tiêu chísố12): Hiện tỷlệlao động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp của địa phương còn cao (70%), chưa đảm bảo yêu cầu tiêu chí (dưới 35%), đây thực sự là một thách thức đối với địa phương trong việc dịch chuyển cơ cấu lao động trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.

- Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13) hiện xã Yên Nhân có 1 HTX dịch vụ điện năng nhưng hoạt động chưa có hiệu quả.

- Giáo dục (Tiêu chísố14): Trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường học còn thiếu thốn.

- Văn hoá (Tiêu chí số 16). Hiện xã mới có 3/6 thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hoá, 3 thôn còn lại chưa đạt tiêu chuẩn.

- Môi trường (Tiêu chísố17): hệthống rãnh thoát nước thải chưađầy đủ, chưa xửlýrác thải theo quy định.

3. Nguyên nhân một sốtồn tại

- Trênđịa bàn cócác dựán thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác nhưng nguồn vốn hỗ trợ ít, chưa đáp ứng đựơc nhu cầu của địa phương, trong khi nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, chủ yếu là từ nhân dân đóng góp nên nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương

- Tiềm lực trong nhân dân còn yếu nên việc huy động sức dân còn hạn chế.

- Trong đầu tư chủ yếu mới đầu tư ít cho xây dựng cơ sở hạ tầng, việc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất còn rất khiêm tốn.

Do địa bàn rộng dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại đến một số thôn còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống kinh tế của nhân dân còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 45,6 % .

Lao động nhiều nhưng lao động qua đào tạo rất ít. Cần mạnh dạn đầu tư mở ra các ngành nghề phụ trong nông thôn để thu hút lao động.

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của nhân dân.

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn thấp kém (giao thông, thủy lợi….)

Phần thứ hai:

NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2012- 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng địa phương thành một đơn vị có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu của quyết định 491/QĐ-TTg, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn theo quy hoạch chung cùa toàn vùng; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020 hoàn thành 15 tiêu chí và một số nội dung mà hiện nay xã còn chưa đạt trên cơ sở giữ vững các tiêu chí đã hoàn thành.

- Giai đoạn 2012-2015 hoàn thành 7 tiêu chí: Tiêu chí số 3 (Thuỷ lợi); Tiêu chí số 4 (Điện); Tiêu chí số 5 (Trường học); Tiêu chí số 7 (Chợ); Tiêu chí số 8 (Bưu điện); Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất); Tiêu chí số 17 (Môi trường);

Giai đoạn 2015-2020, hoàn thàn 8 tiêu chí còn lại: Tiêu chí số 2 (Giao thông); Tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hoá); Tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư); Tiêu chí số 10 (thu nhập); Tiêu chí số 11(Hộ nghèo); Tiêu chí sô 12 (Cơ cấu lao động); Tiêu chí số 14 (giáo dục); Tiêu chí số 16 (Văn hoá).

II. NỘI DUNG VÀGIẢI PHÁP

1. Quy hoạch (hoàn thành Tiêu chí số 1):

Nội dung: Duy trì các quy hoạch

Khái toán kinh phí: 100 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước:

Giải pháp thực hiện: Tổ chức lấy ý kiến nhân dân và điều chỉnh quy hoạch

2. Phát triển hạ tầng kinh tế- xãhội nông thôn

2.1.Nội dung:

2.1.1.Trụ sởUBND xã:

Đầu tưxây dựng mới phòng họp, nhà bảo vệ, khuôn viên, phòng tiếp nhận và trả kết quả.

Kinh phí khái toán: 1.500 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước

2.1.2. Giao thông (Tiêu chí số 2):

BIỂU TỔNG HỢP LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG

TT

Hạng mục

Chiều dài

(km)

Đơn giá

(Tr.đ)

Thành tiền (Tr.đ)

Nguồn vốn đầu tư

(triệu đồng)

Nâng cấp

Làm mới

Nhân dân đóng góp

NS nhà nước

Tổng

3,5

81,5

70.250

6.645

66.805

I

Đường tỉnh lộ

3,5

7

22.750

0

22.750

1

Ngã 3 thôn na nghịu đi bát mọt

7

2500

17.500

0

17.500

2

Cầu làng lửa – Ngã 3 thôn Na nghịu

3,5 (mở rộng)

1500

5.250

0

5.250

III

Đường trục thôn, xóm

16

1.200

19.200

1.920

17.280

1

3 tuyến

16

1.200

19.200

1.920

17.280

IV

Đường trục ngõ xóm

18

400

7.200

1.080

6.120

V

Đường trục chính nội đồng

40,5

600

24.300

3.645

20.655

Kinh phíkhái toán : 70.250 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước: 66.805 triệu đồng, nhân dân đóng góp: 5.565 triệu đồng.

2.1.3. Thuỷ lợi (Tiêu chí số 3):

a. hệ thống đập chứa nước:

- Nâng cấp 8 đập chứa nước, kinh phí 1.000 triệu đồng/ cái.

- Xây dựng mới 7 đập chứa:

+ Đập hón Căng chiều dài 20 m, quy mô tưới 20 ha

+ Đập thôn Na Nghịu 2 cái, tổng chiều dài 24 m, quy mô tưới 22 ha

+ Đập thôn Mỏ 2 cái, tổng chiều dài 37 m, quy mô tưới 15 ha

+ Đập thôn lửa 1 cái chiều dài 10 m, quy mô tưới 5 ha.

Tổng kinh phí: 19.200 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước

b. Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý đảm bảo đạt 85%

Số km cần nâng cấp 5,72 km, kinh phí 4.004 triệu đồng

Số km cần xây mới 9,98 km, kinh phí 9.980 triệu đồng

Tổng kinh phí: 13.984 triệu đồng

Nguồn kinh phí: NSNN: 12.000 triệu đồng; NĐ đóng góp: 1.984 triệu đồng;

c. Hệthống cầu

Cần làm mới 11 cầu tràn tại các thôn trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

TT

Tên cầu

Địa điểm

Số lượng

Tổng Chiều dài (m)

Thành tiền

Nguồn vốn đầu tư (Tr.đ)

Nhân dân

NS Nhà nước

1

Cầu tràn

Thôn Khong

02

55

3.850

3.850

2

Cầu tràn

Thôn Mỏ

01

40

2.800

2.800

3

Cầu tràn

Thôn Chiềng

01

30

2.100

2.100

4

Cầu tràn

Thôn Nghịu

04

120

8.400

8.400

5

Cầu tràn

Thôn Mỵ

03

60

4.200

4.200

Tổng

11

305

21.350

21.350

Kinh phí đầu tư: 21.350 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước.

Tổng kinh phí đầu tư cho thuỷ lợi là: 54.834 triệu đồng

2.1.4. Điện (Tiêu chí số 4):

TT

Hạng mục

ĐVT

SL

Đơn giá

(Tr.đ)

Thành tiền

(Tr.đ)

Nguồn vốn đầu tư

Nhân dân

Doanh nghiệp

I

Trạm biến áp

Trạm

3

900

900

1

XD mới TBA

Trạm

3

300

900

900

II

Đường dây hạ thế

15

3.750

3.750

2

XD mới đường dây hạ thế

Km

15

250

3.750

3.750

Kinh phí đầu tư: 4.650 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Doanh nghiệp.

2.1.5. Trường học (Tiêu chí số 5):

a.Trường Mầm non:

- Cần xây dựng mới là: 9 phòng học x 250 triệu = 2.250 triệu đồng.

- Xây dựng mới 2 phòng chức năng = 500 triệu

- Nhà hiệu bộ = 1.000 triệu đồng

- Xây dựng 400 m tường rào = 200 triệu

- Xây dựng nhà vệ sinh và công trình nước sạch: 300 triệu

b.Trường tiểu học 1:

- Nâng cấp 4 phòng học để đạt chuẩn = 200 triệu đồng

- Xây dựng 300m tường rào = 150 triệu đồng

- Xây dựng nhà để xe CBGV-NV = 50 triệu đồng

- Xây dựng nhà hiệu bộ = 1.000 triệu

- Xây dựng 6 phòng chức năng = 1.200 triệu đồng

c. Trường Tiểu học 2

+ Nâng cấp 10 phòng học để đạt chuẩn = 500 triệu đồng

+ Số phòng chức năng 6 phòng = 1.200 triệu đồng

+ Xây dựng nhà để xe CBGV-NV = 50 triệu đồng

+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ là: 1.000 triệu đồng.

+ Xây dựng mới 3 phòng học: 600 triệu đồng

+ Mở rộng diện tích sân chơi bãi tập: 400 triệu

d.Trường trung học cơ sở:

+ Nâng cấp 12 phòng học để đạt chuẩn = 600 triệu đồng

+ Các phòng chức năng là 5 phòng x 200triệu = 1.000 triệu đồng.

+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ là: 1.000 triệu đồng.

+ Xây dựng công trình vệ sinh: 200 triệu đồng

+ Mở rộng diện tích sân chơi bãi tập: 400 triệu

TT

Tên trường

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(Triêu đồng)

Nguồn kinh phí

NSNN

Nhân dân

1

Trường mầm non

4.400

4.200

100

- phòng học

Phòng

9

250

2.250

2250

- Phòng chức năng

Phòng

2

250

750

700

50

- Tường rào

m

400

0,5

200

150

50

- Nhà hiệu bộ

cái

1

1.000

1.000

1.000

Công trình vệ sinh + nước sạch

Công trình

02

300

600

600

2

Trường Tiểu học 1

2.600

2.520

80

- Nâng cấp phòng học

Phòng

4

50

200

200

- Nhà hiệu bộ

cái

1

1000

1.000

1.000

- Tường rào

m

300

0,5

150

120

30

- Nhà để xe

Nhà

1

50

50

50

phòng chức năng

phòng

6

200

1.200

1.200

3

Trường Tiểu học 2

3.000

2.920

80

- Nâng cấp phòng học

Phòng

4

50

200

200

- Nhà hiệu bộ

cái

1

1000

1000

1.000

- Tường rào

m

300

0,5

150

120

30

- Nhà để xe

Nhà

1

50

50

50

phòng chức năng

phòng

6

200

1200

1.200

Mở rộng diện tích sân chơi

m2

1000

400

400

4

Trường THCS

3.400

3.400

0

Nâng cấp phòng học

phòng

12

50

600

600

+ XD công trình vệ sinh

công trình

1

200

200

200

+ Mở rộng diện tích sân chơi bãi tập

m2

1000

400

400

+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ

cái

1

1.000

1.000

1.000

+ phòng chức năng

phòng

6

200

1200

1.200

Tổng

13.400

13.040

360

Tổng kinh phíđầu tưcho trường học là: 13.400 triệu đồng. Trong đó: NSNN: 13.040 triệu đồng, ND đóng góp: 360 triệu đồng

2.1.6. Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6):

- Nhàvăn hoávàkhu thểthao xã:

+ Xây dựng sân vậnđộng trung tâm của xã phục vụcho các hoạtđộng thể thao của địa phương: 4.000 triệu đồng.

Kinh phí đầu tư: 4.000 triệu đồng

Nguồn kinh phí: NSNN

- Nhàvăn hoávàkhu thểthao thôn: Xây dựng mới 1 nhàvăn hoáthôn (1.000 triệuđồng). Cải tạo, nâng cấp 5 nhàvăn hoáthônđã có, mởrộng các khu thểthao thônđể đạt chuẩn (1.500 triệu đồng).

Nguồn kinh phí: NSNN

- Xây dựng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Thôn Chiềng với diện tích: 1.000m2, Kinh phí 1.500 triệu đồng

- Nâng cấp hệ thống truyền thanh xã: 700 triệu đồng

- Mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa thôn: 600 triệu đồng

Như vậy, tổng kinh phíđầu tưcho cơsở vật chất văn hoálà9.300 triệuđồng từ nguồn vốn của Nhà nước

2.1.7. Chợ (Tiêu chí số 7): Xây dựng một chợ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng đảm bảo cho nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân.

Kinh phíđầu tư: 3.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: do doanh nghiệp đóng góp.

2.1.8. Bưu điện (tiêu chí số 8)

+ Khối lượng công việc:

- Đầu tư trạm phát sóng mạng VNPT

- Đầu tư đường dây mạng kéo đến các thôn

- Xây dựng lại bưu điện tại vị trí thuận lợi hơn

+ Kinh phí đầu tư: 5.000 triệu đồng

+ Nguồn kinh phí: Ngành bưu chính viễn thông thực hiện

2.1.9. Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9):

- Vậnđộng nhân dân xoábỏ400 nhàtranh tre đảm bảo theo quy chuẩn.

Kinh phíđầu tư: 300 nhà x 50 triệu đồng/nhà = 15.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Nhân dân tự đóng góp.

2.2. Giải pháp:

- Căn cứ các quy hoạch đã được phê duyệt và kế hoạch vốn được giao, thống nhất trong Ban chỉ đạo xã, Đảng ủy và đưa ra rộng rãi đến tận nhân dân thảo luận và thống nhất lộ trình xây dựng mới và nâng cấp các công trình quan trọng theo quan điểm: " ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất và gắn chặt với cuộc sống nhân dân; sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm nhất, huy động nội lực của nhân dân và các nguồn vốn khác để xây dựng kết cấu hạ tầng ".

- Tiến hành đào tạo, đào tạo lại đề nâng cao kiến thức về đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức cho các đoàn thể chính trị và nhân dân tham gia giám sát cộng đồng từ khi điều tra khảo sát đến việc giám sát xây dựng công trình, sử dụng và duy tu bảo dưỡng công trình.

- Huy động tốt nội lực của nhân dân để thực hiện các nội dung như nâng cấp nhà cửa, xây dựng các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp.Thiết kế một số mẫu nhà, xây dựng mô hình để nhân dân tham quan học tập, làm theo; phát động các gia đình thi đua nhau để xây dựng nhà mới với sự hỗ trợ của các đoàn thể.

3. Phát triển kinh tếvà các hình thức tổchức sản xuất (hoàn thành các tiêu chí từ 10 đến 13)

3.1. Nội dung:

3.1.1. Nâng cao thu nhập cho người lao động( tiêu chí số 10), giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí số 11), chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực (tiêu chí số 12).

- Đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người ở xã đạt 18 triệu/năm giai đoạn 2016 -2020 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 30 - 35 triệu/năm.

- Giải pháp:

Với mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân đạt 35 triệu đồng/ người/ năm, đảm bảo bảo yêu cầu tiêu chí số 10, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% (tiêu chí số 11), giảm tỷ lệ lao động trong nông lâm nghiệp xuống dưới 35% thì cần đẩy mạnh phát triển sản xuất và ngành nghề theo những nội dung sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp

Tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để có tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp - dịch vụ thương mại, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp là 45-25-30, cụ thể các ngành như sau:

+ Trồng trọt: Tiếp tục cuộc vận động trong nhân dân chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp và tích tụ đất đai để dồn điền đổi thửa lần 1, nhằm tạo ra ô thửa có diện tích lớn tiện cho việc cải tạo thâm canh phát triển sản xuất. Quy hoạch phân vùng mở rộng diện tích đất 3 vụ, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến đến người trực tiếp lao động. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo các vùng quy hoạch:

. Mởrộng vùng trang trại, gia trại: 25 ha;

. Vùng chuyên màu, hoa cây cảnh: 3 Ha

. Vùng thâm canh sản xuất lúa chất lượng hiệu quả kinh tế cao: 70 ha.

. Vùng chuyên canh trồng luồng và trồng cây keo: 2.350 ha

Làmđiểm các mô hình của sản xuất có hiệu quả để nhân rộng trên phạm vi toàn xã. Hoàn thiện kiên cố hoá hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tạo điều kiện để nhân dân phát triển sản xuất.

Kinh phí là : 2.800 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Từ Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 695//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 6 năm 2012.

+ Chăn nuôi: Do đặc thù của địa phương là xã miền núi đất rộng người đông, việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm địa phương xác định là phát huy chăn nuôi theo tính chất hộ gia đình và mô hình trang trại từng hộ gia đình và tiến tới quy hoạch gia trại, trang trại đảm bảo quy mô, hợp vệ sinh trở thành giao dịch hàng hoá, tạo điều kiện công ăn việc làm cũng như tăng nguồn thu nhập của người nông dân.

Kinh phí đầu tư: 6.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Vốn vay tín dụng

- Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông lâm nghiệp để đem lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích:

+ Đưa các giống mới trong trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các công nghệtiên tiến vàphùhợp với địa phương nhằmđem lại hiệu quảcao trên một đơn vịdiện tích.

+ Cung cấp các giống tốt, sạch bệnh, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường, từ đó chuyển giao công nghệ cho nông dân để thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

- Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch:

+ Tăng cường thực hiện cơkhíhoácác khâu sản xuấtnông nghiệp, trước hết là các khâu sản xuất quan trọng: làm đất đạt 50% năm 2012 và 100% vào năm 2015

+ Về đồng ruộng, cơ sở hạ tầng cần có quy hoạch đến từng vùng để có diện tích đủ lớn, cầu đường giao thông nông thôn đảm bảo kỹ thuật cho máy có thể hoạt động tốt.

+ Xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hoá nông nghiệp, có thông tin các mô hình điển hình với từng loại máy trong nước để nhân dân biết và tổ chức tham quan, học tập.

+ Cókếhoạch tập huấn cho người sử dụng máy để có hiểu biết về quản lý cơ giới hoá nông nghiệp, kỹ thuật sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật các cấp, sửa chữa công cụ máy nông nghiệp, phương tiện vận chuyển, thông tin mới nhất về các loại máy về kỹ thuật... cũng như giá thành nơi sản xuất.

+ Tăng cường tuyên truyềnđể người dân thực hiện các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tăng hiệu quảtrong sản xuất.

Kinh phí cần hỗ trợ: 700 triệu đồng

- phát triển tiểu thủ công nghiệp: Với lợi thế về giao thông neen việc khôi phuc lại các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, dệt thổ cẩm....sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho địa phương.

Kinh phí cần hỗ trợ là:10.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: NSNN

- Dịch vụ: Đặc thù là địa phương nằm ở trung tâm phía tây huyện nên có điều kiện phát triển một số ngành nghề dịch vụ như xay xát, máy gặt lúa, máy vò lúa, rèn, nhôm kính, sản xuất gạch vồ, gò cơ khí nhỏ, dịch vụ xây dựng, sửa chữa dân dụng, chế biến gỗ, dịch vụ bán buôn bán lẻ khác để tận dụng lao động ngành nghề khác đáp ứng nhu cầu phương tiện cũng như đời sống dân sinh của nhân dân trong địa phương.

Kinh phí cần hỗ trợ là:4.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Vốn vay tín dụng

Tổng kinh phíkhái toán là: 14.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Từ Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 695//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 6 năm 2012 và Ngân hàng thương mại Nhà nước:

3.1.2. Nâng cao hiệu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13).

+ Thành lập các hợp tác xã dịch vụ như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của các tổ chức đảm bảo hỗ trợ các hộ dân từ các khâu dịch vụ đầu vào đến thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

+ Thành lập và phát triển các mô hình trang trại kinh tế.

Kinh phí: 2.000 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 695//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 6 năm 2012.

* Giải pháp:

- Khuyến khích phát triển các gia trại, trang trại vàcác cơsởchăn nuôi sản xuất hàng hoálớn theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp, an toàn dịch bệnh.

- Áp dụng công nghệhiệnđại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đồng thời nhập khẩu giống vàcông nghệđể sản xuất giống tốt, đáp ứng yêu cầu phát triểnđàn gia súc cónăng suất, chất lượng cao; đàn lợn ngoại đạt 40%, gà công nghiệp 56%, tỷ lệ bò lai 50%.

- Tăng cường năng lực hệthống thúy ởcơ sở,để chủđộng phòng chống các loại dịch bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm từtrại chăn nuôi.

- Lập dự án phát triển, tìm hiểu thị trường, liên doanh liên kết với các cơ sở nghề, kết hợp với doanh nghiệp đào tạo tay nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tiếp thị, lựa chọn hộ có đủ điều kiện để phát triển nghề, tiến đến thành lập các cơ sở sản xuất mới ở địa phương.

4. Phát triển văn hoá - xã hội - môi trường (hoàn thành các tiêu chí từ 14 đến 17).

4.1. Nội dung:

4.1.1.Giáo dục(tiêu chí 14):

- Phổcập trung học cơ sở: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời khuyến khích động viên để đảm bảo 100% số người trong độ tuổi được phổ cập trung học cơ sở.

- Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số lượng học sinh tốt nghiệp được tiếp tục học trung học để nâng cao dân trí và đảm bảo nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

- Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo: hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 20,26%. Trong 2 năm tới cần đào tạo ít nhất 600 lao động để đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 35%.

Kinh phíđầu tư: 1.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: NSNN

4.1.2. Y tế (tiêu chí số 15):

- Duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2012 - 2020

- Cải tạo nâng cấp nhà dân số: 6 phòng x 100 triệu = 600 triệu đồng

- Xây mới 5 phòng bệnh nhân x 300 triệu = 1.500 triệu đồng

- Xây 4 phòng hành chính x 200 triệu = 600 triệu đồng

- Xây bếp ăn cho bệnh nhân: 36m2 = 70 triệu đồng

- Xây dựng nhà để xe: 20 triệu đồng

- Hỗ trợ các thiết bị y tế: 1.000 triệu đồng

Tổng kinh phí cho trạm y tế: 3.790 triệu đồng

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước: 3.600 triệu đồng; Nhân dân đóng góp = 190 triệu đồng.

4.1.3. Môi trường (Tiêu chí số 17)

- Tỷlệcáchộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo chuẩn Quốc gia: phấn đấu 90% số hộ dân trong xã được sử dụng nước hợp vệ sinh vào năm 2015, 100 % số hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh vào năm 2020.

- Sốcơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%.

- Không có các hoạt động làm suy giảm môi trường, tăng cường công tác vệ sinh từ gia đình đến các công trình công cộng. Phấn đấu tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn 95%, tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 90%.

- Quy hoạch vàxây dựng quy chếquản lýnghĩa trang: địa phương đã qui hoạch khu nghĩa trang với tổng diện tích 14.65 ha có lao động trực tiếp trông coi và quản lý. Đảm bảo hợp vệ sinh môi trường, phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân địa phương.

- Xây dựng cơ sở thu gom và xử lý rác thải: Đầu tư xây dựng bãi rác, mua phương tiện vận chuyển chuyên dụng vận chuyển rác thải và chất thải. Xây dựng lò xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong các thôn: 35 km

Kinh phí khái toán là: 3.400 triệu đồng.

Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước: 2.700 triệu đồng; Doanh nghiệp: 500 triệu đồng; Nhân dân đóng góp: 200 triệu đồng

4.2. Giải pháp :

- Tuyên truyền vận động để nhân dân cũng như doanh nghiệp ý thức được sự cần thiết phải thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.

- Xây dựng các nội quy, quy chếvềviệc giữ vệsinh chung, phát động toàn dân tham gia phong trào vệ sinh làng xã.

5. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở (hoàn thành các tiêu chí 18, 19)

5.1. Nội dung

- Phấnđấu đến 2014 tất cảcán bộ công chức đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ.

- Phát huy truyền thống của đơn vị nhiều năm liền Đảng bộ đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”. Chính quyền hàng năm thực hiện tốt các nghĩa vụ với nhà nước, được xếp loại chính quyền vững mạnh toàn diện; các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu tiên tiến như hiện nay.

- Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. Hàng năm tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an viên, tổ ANND, dân quân, dự bị động viên .

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, phát huy vai trò của trung tâm học tập cộng đồng trong việc mở các lớp tuyên truyền kiến thức pháp luật. Xây dựng điểm tiếp dân, giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo cuả nhân dân, không để xảy ra điểm nóng phức tạp, không để xảy ra khiếu nại vượt cấp

- Tập trung xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân, trong cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể tham gia giải quyết có hiệu quả các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Xây dựng các mô hình, câu lạc bộ ở xã ở thôn không có người vi phạm pháp luật .

Kinh phíkhái toán: 650 triệu đồng từ vốn Ngân sách nhà nước.

5.2. Giải pháp

- Tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng tổ chức. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đảm bảo đề ra các chủ trương giải pháp định hướng phù hợp với mô hình nông thôn mới. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các chủ trương chính sách về xây dựng mô hình nông thôn mới, nhằm tạo sự nhất trí cao và đồng thuận trong nhân dân về thực hiện mô hình nông thôn mới .

- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên. Thực hiện tốt công tác cán bộ, bố trí nhằm tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đề bạt cán bộ. Tăng cường công tác kết nạp và quản lý đảng viên. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong xây dựng nông thôn mới

- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của mặt trận, các đoàn thể; cũng cố địa bàn từng thôn, tổ đoàn kết, tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng; Hoạt động các phong trào để thông qua xây dựng cơ sở hòa giải, xây dựng điểm văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo ANCT –TTATXH... Thu hút đông đảo cán bộ, đoàn, hội viên tham gia một cách thiết thực, hiệu quả.

- Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân xã, nâng cao chất lượng các kỳ họp của Hội đồng nhân dân và vai trò của từng vị đại biểu HĐND. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và sẽ cải cách các thủ tục liên quan đến giải quyết các công việc của nhân dân, doanh nghiệp như: về đất đai, hộ tịch, giải quyết chính sách... Phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đóng góp ý kiến vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, xây dựng và nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của từng cán bộ công chức.

- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị từ xã đến thôn, nhất là sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong tổ chức xây dựng mô hình nông thôn mới . Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị cần xác định nhiệm vụ xây dựng mô hình nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của mình, từ đó trong chương trình hoạt động cần lồng ghép nội dung này để triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Trong chương trình triển khai thực hiện môhình nông thôn mới, cần phát huy vai tròhoạtđộng của khối Dân vận, Ban công tác mặt trậnở từng thônđểthực hiện tốt công tác vận động quần chúng, nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong thực hiện mô hình nông thôn mới, làm cho mỗi người dân trong cộng đồng dân cư xem việc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình, từ đó tích cực tham gia thực hiện bằng các biện pháp và hành động cụ thể.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới; qua đó, kịp thời phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, thấy được những khó khăn, vướng mắc để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa chữa bổ sung để triển khai thực hiện tốt hơn.

II. VỐN VÀNGUỒN VỐN

1. Tổng vốn: Tổng vốn đầu tư cho chương trình là: 215.274 triệu đồng.

Biểu 01: Tổng hợp nguồn vốn xây dựng nông thôn mới xã Yên Nhân

giai đoạn 2012- 2020

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung

Nhu cầu vốn

Vốn NSNN

Vốn tín dụng

Vốn DN

ND đóng góp

Tổng vốn

215.274

167.645

10.000

13.150

24.479

I

Quy hoạch

100

100

II

Phát triển hạ tầng KT-XH

180.834

144.095

12.650

24.089

1

Trụsở UBND xã

1.500

1.500

2

Giao thông

73.450

66.805

6.645

2.1

Đường tỉnh lộ 507

22.750

22.750

0

2.3

Đường trục thôn, xóm

19.200

16.320

1.920

2.4

Đường trục ngõ xóm

7.200

6.120

1.080

2.5

Đường trục chính nội đồng

24.300

20.655

3.645

3

Thủy lợi

54.534

52.550

1.984

3.1

đập chứa nước

19.200

19.200

3.2

Kênh mương

13.984

12.000

1.984

3.3

Cầu, cống

21.350

21.350

4

Điện

4.650

4.650

5

Trường học

13.400

13.040

360

6

Cơsở vật chất văn hóa

10.300

10.200

100

6.1

Nhà VH vàkhu TT xã

4.000

4.000

6.2

Nhà VH và khu TT thôn

3.500

3.500

6.3

Xây dựng Đài tưởng niệm

1.500

1.500

6.4

Nâng cấp hệ thống truyền thanh

700

700

6.5

Trang thiết bị nhà VH

600

500

100

7

Chợ

3.000

3.000

8

Bưu điện

5.000

5.000

9

Nhàở dân cư

15.000

15.000

III

Phát triển KT và các hình thức tổ chức sản xuất

25.500

15.500

10.000

1

Trồng trọt

2.800

2.800

2

Chăn nuôi

6.000

6.000

3

Cơ giới hoá

700

700

4

Phát triển công nghiệp và TTCN

10.000

10.000

5

Dịch vụ thương mại

4.000

4.000

6

nâng cao hiêu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất

2.000

2.000

IV

Văn hóa-xã hội-MT

8.840

7.950

500

390

9

Giáo dục

1.000

1.000

10

Y tế

3.790

3.600

190

11

Môi trường

3.400

2.700

500

200

12

củng cố, xây dựng HTCT ở cơ sở

650

650

2. Nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước là: 167.645 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 77,88%

- Vốn doanh nghiệp: 13.150 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,10 %

- Nhân dân tham gia đầu tư và đóng góp: 24.479 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 11,38%

- Vốn vay tín dụng: 10.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 4,64%

III. PHÂN KỲĐẦU TƯ

Biểu 02: Phân kỳ đầu tư vốn xây dựng NTM giai đoạn 2012- 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Danh mục đầu tư

Vốn đầu tư

Trong đó

Nguồn vốn

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng vốn

215.274

100

22.990

40.000

43.300

32.600

26.384

14.220

4.100

5.000

I

Quy hoạch

100

50

50

NSNN

II

Phát triển hạ tầng KT-XH

180.834

19.550

31.750

33.850

25.200

21.684

13.220

4.100

5.000

NSNN+ND

1

Trụsở UBND xã

1.500

1000

500

NSNN

2

Giao thông

73.450

28.000

4.500

9.450

8.000

12.000

6.920

1.800

3.500

NSNN+ND

2.1

Đường tỉnh lộ 507

22.750

17.500

5.250

NSNN

2.3

Đường trục thôn, xóm

19.200

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

1.920

NSNN+ ND

2.4

Đường trục ngõ xóm

7.200

500

700

1.000

2.000

2.000

500

500

NSNN+ND

2.5

Đường trục chính nội đồng

24.300

500

2.000

1.500

5.000

8.000

3.000

1.300

3.000

NSNN+ND

3

Thủy lợi

54.534

8.850

15.900

15.200

9.200

3.984

1.400

NSNN

3.1

đập chứa nước

19.200

2.000

6.000

9.000

2.200

NSNN

3.2

Kênh mương

13.984

3.000

5.000

2.000

3.000

984

NSNN+ND

3.3

Cầu, cống

21.350

3.850

4.900

4.200

4.000

3.000

1.400

NSNN

4

Điện

4.650

3.000

1.650

Vốn DN

5

Trường học

13.400

3.400

1.000

2.000

3.000

2.000

2.000

NSNN+ND

6

Cơsở vật chất văn hóa

10.300

2.700

3.200

1.500

700

900

1.300

NSNN+ND

6.1

Nhà VH vàkhu TT xã

4.000

1.000

3.000

NSNN+ND

6.2

Nhà VH và khu TT thôn

3.500

1.000

5.00

700

1.300

NSNN+ND

6.3

Xây dựng Đài tưởng niệm

1.500

1.500

NSNN+ND

6.4

Nâng cấp hệ thống truyền thanh

700

200

200

300

NSNN+ND

6.5

Trang thiết bị nhà VH

600

200

200

200

NSNN+ND

7

Chợ

3.000

1.500

1.500

NSNN

8

Bưu điện

5.000

2.000

3.000

Vốn DN

9

Nhàở dân cư

15.000

1.500

3.000

3.000

3.000

2.000

1.000

1.500

ND

III

Phát triển KT và các hình thức tổ chức sản xuất

25.500

2.200

6.000

7.200

4.800

4.500

800

NSNN+TD

1

Trồng trọt

2.800

400

800

1.200

400

NSNN

2

Chăn nuôi

6.000

500

1.000

2.000

1.500

1.000

TD

3

Cơ giới hoá

700

300

400

NSNN

4

Phát triển công nghiệp và TTCN

10.000

300

1.500

2.000

2.400

3.000

800

NSNN

5

Dịch vụ thương mại

4.000

1.000

2.000

1.000

TD

6

nâng cao hiêu lực hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất

2.000

400

600

500

500

NSNN

IV

Văn hóa-xã hội-MT

8.840

100

1.240

2.200

2.200

2.600

200

200

NSNN+ND

9

Giáo dục

1.000

200

200

200

200

200

NSNN+ND

10

Y tế

3.790

790

1.000

1.000

1.000

NSNN+ND

11

Môi trường

3.400

400

600

1.000

1.400

NSNN+ND

12

củng cố, xây dựng HTCT ở cơ sở

650

100

150

400

NSNN


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại xã

- UBND xã Yên Nhân thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Phó ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể xã. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ:

- Thực hiện sự chỉ đạo của BCĐ tỉnh và Ban chỉ đạo huyện.

- Xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng công việc và địa bàn các thôn.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

- Tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ và đóng góp của cá nhân, tổ chức, tập thể và cộng đồng

- Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển của xã theo đề án được duyệt trên cơ sở định hướng của Nhà nước, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn đã ban hành và khả năng nội lực của địa phương.

2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị trong việc xây dựng nông thôn mới:

- Tổchức quán triệt trong cán bộ,đảng viên và nhân dân trong toàn xãvềnội dung xây dựng xã nông thôn mới trong đềánđược phêduyệt. Xácđịnh mứcđộ, hình thứcđóng góp của người dân vàcộng đồng trong xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh phí, nội dung hỗ trợ của Nhà nước….........để cán bộ, đảng viên, MTTQ, các đoàn thể và mọi người dân hiểu rõ nội dung xây dựng nông thôn mới và chủ động tự giác tham gia; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng hoạtđộng, vai trò, mối quan hệcủa các tổchức trong hệthống chính trịởcơsởdưới sựlãnh đạo củađảng bộ, sựđiều hành của chính quyền; xácđịnh rõvai tròcủa mỗi tổchức trong xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Phân công các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đảm nhận từng công việc riêng trong Đề án ngoài nhiệm vụ chính của mình.

- Cókếhoạch xây dựng nông thôn mới của xã theo từng giai đoạn vàtổchức cho người dân tham gia ý kiến vào kế hoạch trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn để từ đó tự xác định trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình và cả cộng đồng trong việc thực hiện Đề án.

- BQL xãtiếp nhận vốn, chủđộng quyết định chi theo mục tiêu, kế hoạch xây dựng đúng tiến độ. Công khai kế hoạch thực hiện, các nguồn vốn và mức huy động vốn trong dân đến cộng đồng dân cư trong xã.

- Tổchức bổsung vào quy ước Thôn văn hoá, tộc họvăn hoánhững tiêu chíliên quan đến xây dựng nông thôn mới, khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực tự chủ, tự cường vươn lên của nông dân, xây dựng làng quê hoà thuận, ổn định, dân chủ và có đời sống văn hoá phong phú, tạo động lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã cần phát huy tối đa nội lực của người dân địa phương có sự hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện các dự án cần lồng ghép và bố trí tối đa các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Tổchức giám sát vàđánh giáhoạtđộng, các kết quảthực hiện: Thành lập Ban giám sát làm nhiệm vụkiểm tra vàgiám sát thực hiện việc huy động các khoảnđóng góp của dân; giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới; giám sát việc sử dụng các nguồn vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Tham gia nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.

- Sau khi đềánđược cấp cóthẩm quyền phê duyệt, UBND xãtriển khai ngay việc xây dựng các dự án có liên quan để thực hiện việc đầu tư như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, dự án phát triển ngành nghề…nhằm triển khai thực hiện cụ thể đối với xã điểm nông thôn mới.

- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng về phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó chú trọng việc thi đua giữa các gia đình, các tổ đoàn kết, các thôn, các ban, ngành, đoàn thể. Xem đây là nhiệm chính trị của từng cán bộ, đảng viên, các tập thể; là thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên. Qua đó, kịp thời tuyên dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến mới trong công tác xây dựng nông thôn mới

Phần thứ ba:

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Ban Chỉđạo nông thôn mới cấp trung ương và tỉnh cần biên soạn bộ giáo trình, tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân về xây dựng nông thôn mới để nâng cao trình độ nhận thức phù hợp với trình độ cán bộ cơ sở và nông dân theo yêu cầu đề ra.

2. Đềnghịđược trích 100% kinh phítừ đấu giáquyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trênđịa bàn xãđểlại cho ngân sách xãtheo định hướng của quyết định 800/QĐ-TTg và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

3. Đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư 100% vốn đối với xã thuộc chương trình Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

4. Cần có chính sách lồng ghép một cách hợp lý và hiệu quả các dự án hiện đang thực hiện trên địa bàn và có nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm huy động tối đa nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

5. Đề nghị UBND huyện, UBND tỉnh xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào xã Yên Nhân, hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn vốn, công nghệ, công trình, cơ sở hạ tầng để địa phương phát triển xây dựng nông thôn mới.


BAN QUẢN LÝ

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃYÊN NHÂN

Phụ lục 01:

Hiện trạng nông thôn xã Yên Nhân so với quyết định 491/QĐ-TTg

STT

Tiêu chí

Nội dung chi tiết

ĐVT

Hiện trạng

Tiêu chí theo QĐ 491/TTg

1

QH và thực hiện QH

1. QH sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020

QH

Đã có

Đạt

2. QH phát triển sản xuất nông nghiệp.

QH

Đã có

3. QH phát triển hạtầng kinh tế–xãhội –môi trường; phát triển các khu Dân cưhiện cótrênđịa bàn xã

QH

Đã có

2

Giao thông

Đường tỉnh lộ (trục xã)

Tổng chiều dài

km

24

100 %

Đã cứng hoá

km

17

Tỷ lệcứng hoá

%

70,1

Đường trục thôn, liên thôn

Tổng chiều dài

km

16

70 %

Đã cứng hoá

km

0

Tỷ lệcứng hoá

%

0

Đường trục ngõ, xóm

Tổng chiều dài

km

18

70 %

cứng hóa

Đã cứng hoá

km

0

Tỷ lệcứng hoá

%

0

Đường trục chính nội đồng

Tổng chiều dài

km

40,5

70 %

Đã cứng hoá

km

0

Tỷ lệ cứng hoá

%

0

3

Thuỷ lợi

Hồ, đập chứa nước

Sốlượng

8

0

Đáp ứng yêu cầu sản xuất

Đạt yêu cầu

Trạm

0

Kênh mương

Tổng chiều dài

km

15,7

85 %

Đã kiên cố hoá

km

5,72

Tỷ lệcứng hóa

%

36,4

4

Điện

Trạm biến thế

Sốlượng

Trạm

6

Đạt chuẩn của ngành điện

Đạt yêu cầu

Trạm

6

Hệ thống đường dây điện

Chiều dài tuyến cao thế 35KV

km

30

Đạt chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật ngành điện

Chiều dài đường dây hạ thế

km

45

TL hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn

%

70

98 %

5

Trường học

TL các trường: MN, TH, THCS đạt chuẩn

%

0%

80%

Mẫu giáo, mầmnon

Đánh giá (đạt chuẩn, chưa đạt)

Đánh giá

Chưa đạt

80 %

Số phòng học

Phòng

20

Số phòng học chức năng

Phòng

0

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

3.500

Tiểu học 1

Đánh giá (đạt chuẩn, chưa đạt)

Đánh giá

chưa đạt

80 %

Số phòng học

Phòng

23

Số phòng học chức năng

Phòng

1

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

2.500

Tiểu học 2

80 %

Số phòng học

Phòng

18

Số phòng học chức năng

Phòng

0

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

1200

Trung học Cơsở

Đánh giá (đạt chuẩn, chưa đạt)

Đánh giá

Chưa đạt

80

Số phòng học

Phòng

12

Số phòng học chức năng

Phòng

0

80%

Diện tích sân chơi, bãi tập

m2

1.000

6

Cơ sởvật chất văn hóa

Trụ sở UBND xã (Diện tích khuôn viên)

m2

4.675,2

Đạt

Nhà VH, khu TT xã

SốnhàVăn hoá xã

Nhà

0

Đạt

Khu TT xã (Sân vận động)

m2

0

Nhà VH, khu TT thôn

Tổng sốnhà VH thôn

Nhà

5/6

100 %

Khu TT thôn (chưa đạt chuẩn)

Khu

0

7

Chợ nông thôn

Tổng số chợ

Chợ

1

Đạt chuẩn của BXD

Số chợđạt chuẩn của Bộxây dựng

Chợ

0

8

Bưu điện

Sốđiểm phục vụbưu chính viễn thông

Điểm

1

Đạt

Số thôn cóInternet

Thôn

0

9

Nhà ở

dân cư

Nhàtạm, dột nát

Nhà

300

Không

TL hộcónhàởđạt tiêu chuẩn của Bộ XD

%

30

80%

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân/người/năm so với BQ chung của tỉnh

lần

4,5 tr

năm 2020 đạt 44tr/ người

11

Hộ nghèo

Tỷlệ hộnghèo

%

45,6

5 %

12

Cơ cấu lđ

Tỷlệ LĐ trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực N-L-N

%

70

35 %

13

Hình thức tổchức SX

Sốtrang trại

Trang trại

0

Doanh nghiệp

DN

1

HTX

HTX

1

14

Giáo dục

Tỷ lệ phổ cập giáo dục TH

%

100

Đạt

Tỷ lệhọc sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (PT, bổtúc, học nghề)

%

85,3

85 %

Tỷ lệlao động qua đào tạo

%

22,4

> 35 %

15

Y tế

Y tếxã đạt chuẩn Quốc gia

Y tế

Đạt chuẩn

Đạt

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT

%

100

đạt

16

Văn hoá

Sốthôn đạt làng VH theo tiêu chuẩn của Bộ VH-TT-DL

Thôn

3/6

70%

Tỷ lệthônđạt làng văn hoá

%

50%

17

Môi trường

Tỷlệ hộsửdụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn QG

%

85

85 %

Cơ sởSXKD đảm bảo MT

%

55

Đạt

Không cóhoạtđộng gây suy giảm môi trường

Môi trường

không có

Đạt

Nghĩa trang

Tổng số

Khu

0

Không đạt

Được quy hoạch

Khu

0

Có quy chếquản lý

Quy chế

0

Thu gom vàxửlýchất thải, nước thải theo quy định

Bãi

0

Không đạt

18

Hệ thống tổchức chính trị vững mạnh

Trình độ cán bộxã

Tổng sốcán bộ xã

Người

44

Đạt

Cán bộ công chức

Người

26

- Đại học

Người

17

- CĐ,Trung cấp

Người

9

- Chưađạt chuẩn

Người

0

Có đủ các tổchức trong HTCT cơ sở theo quy định

Tổ chức

Đủ

Đạt

Đảng bộ, chính quyền xãđạt tiêu chuẩn TSVM

Đảng bộ

Đạt

Đạt

Tổ chứcđoàn thểCT của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Danh hiệu

Đạt

Đạt

19

An ninh, TTXH

An ninh, trật tựxãhộiđược giữvững

AN, TTXH

Đạt

Đạt





Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024