Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng Nông thôn mới

Ngày 04/04/2017 15:44:17

Xây dựng NTM là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM. Đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược, lâu dài và có nhiều thách thức lớn. Vì vậy: Phải dùng công nghiệp, khoa học công nghệ và các thành phần kinh tế khác tác động vào nông nghiệp; Dùng trí thức, công nhân, thương nhân để hỗ trợ nông dân cả trong thay đổi phong tục tập quán, trong ý thức vươn lên làm giàu cho chính mình và phải dùng đô thị để lôi kéo nông thôn cùng phát triển.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (các tổ chức thành viên) gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội của nhân dân lao động có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”.

Xây dựng NTM cần có sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ của mình. Với tư cách là tổ chức đại diện cho các tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng NTM. Trong thời gian qua, Mặt trận và đoàn thể các cấp bước đầu đã thể hiện được vai trò của mình góp phần cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị tiến tới hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng NTM.

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào hành động gắn với xây dựng NTM…Chủ trì triển khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; Tuyên truyền, vân động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, động viên nhân dân tự giác thực hiện chủ trương, chính sách, các nội dung tiêu chí xây dựng xã NTM, xây dựng đô thị văn minh. Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, động viên, hướng dẫn mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ

Hội phụ nữ xã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng NTM thông qua các buổi hội diễn văn nghệ quần chúng, các cuộc họp hoặc thông qua các cán bộ phụ nữ các chi, tổ hội ở thôn, bản…

Các Hội viên Phụ nữ tham gia xây dựng NTM thông qua các hoạt động cụ thể như:

- Thông qua các hoạt động hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

- Phát động các phong trào thi đua “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”, triển khai thực hiện đề án “xây dựng gia đình 5 không ba sạch”…;

- Thông qua các tổ nhóm như: “Vay vốn - tiết kiệm”, “Phụ nữ sản xuất giỏi”, “Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khoẻ sinh sản với xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, xoá mù chữ…

Đây là những việc làm hiệu quả, thiết thực để khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống cần cù, nhân ái của người phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo để vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng NTM.

3. Hội Nông dân

Hội Nông dân Việt Nam thực hiện hai cuộc thi đua lớn là: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và “Phong trào nông dân thi đua xây dựng NTM”; Hội nông dân thực hiện tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội viên nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, huy động nguồn lực, dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM…

4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Tổ chức Đoàn Thanh niên ở cơ sở là lực lượng quan trọng tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thanh niên tình nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước xung kích, tình nguyện tham gia xây dựng NTM phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Từng đoàn viên thật sự là người tuyên truyền viên trong quá trình xây dựng NTM, trước hết vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ được vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng NTM, mỗi gia đình có đoàn viên thanh niên đi đầu trong các hoạt động xây dựng NTM. Phối hợp phát động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên trẻ về chủ đề xây dựng NTM; giới thiệu những gương mặt thanh niên tiêu biểu, gặp gỡ các điển hình tiên tiến trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Điểm nổi bật của thanh niên là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hưởng ứng phong trào thi đua “chung sức xây dựng NTM”, các cấp bộ Đoàn đã và đang triển khai thực hiện đề án: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng NTM giai đoạn 2013-2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Hội Cựu chiến binh

Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội; Tham gia đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; Tập hợp, đoàn kết, động viên cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, chăm lo, giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Hiện nay, Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện các nội dung theo Nghị quyết liên tịch đã ký với Bộ NN&PTNT, gồm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; Thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội trong nông nghiệp và nông thôn; Áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; Tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến của các hợp tác xã; Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển các hợp tác xã cựu chiến binh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

6. Hội Người cao tuổi

Hiện nay, cả nước có khoảng 8,5 triệu người cao tuổi, trong đó, 73% sống ở nông thôn. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng với điều kiện sức khỏe, kinh nghiệm sản xuất và truyền thống văn hóa dân tộc, người cao tuổi đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Ở nông thôn, phần lớn người cao tuổi là chủ gia đình, là người tổ chức và điều hành sản xuất, là người chủ sở hữu tài sản, nhà cửa, ruộng đất; ở khu vực miền núi, một số người cao tuổi còn là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong thôn, bản…

Từ thực tế trên, Hội Người cao tuổi Việt Nam coi Chương trình MTQG về xây dựng NTM là giải pháp hữu hiệu để phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với chủ thể là các hộ gia đình nông dân mà phần lớn trong số đó chủ hộ là người cao tuổi. Hội đã phát động phong trào thi đua "Người cao tuổi cùng cả nước chung sức xây dựng NTM" sâu rộng trong tất cả các cấp hội và hội viên. Với uy tín và những kinh nghiệm trong cuộc sống, am hiểu tường tận phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người dân, nên người cao tuổi đã gương mẫu tham gia chương trình xây dựng NTM và vận động mọi người tự giác, hăng hái tham gia xây dựng NTM.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai công tác tuyên truyền, vận động vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của MTTQ và đoàn thể các cấp trong chung sức xây dựng NTM

Một là, mặc dù phong trào chung sức xây dựng NTM đã có sức lan tỏa, song sự vào cuộc chưa đồng bộ, vẫn còn một số địa phương, vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội chưa được phát huy triệt để, đôi khi trong triển khai còn thụ động, chưa tự giác, thậm chí còn ỷ lại cho sự lãnh đạo của cấp ủy, chưa chủ động đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung xây dựng NTM thuộc trách nhiệm của tổ chức mình, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hai là, việc phát động một số nội dung trong phong trào chung sức xây dựng NTM của một số tổ chức còn chung chung, thiếu thực tế; hầu hết các tổ chức đều có chương trình phối hợp thực hiện và phát động phong trào chung sức xây dựng NTM, nhưng thiếu sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách bài bản.

Ba là, năng lực của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên cấp cơ sở ở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn cán bộ hội cấp cơ sở trưởng thành từ thực tiễn, ít được đào tạo cơ bản nên khả năng hiểu biết, năng lực công tác, năng lực vận động quần chúng còn hạn chế.

Bốn là, ở một tổ chức, việc tuyên về xây dựng NTM còn hình thức, qua loa, cách thức tuyên truyền chưa thực sự khoa học, chưa sát thực tế; một số nơi, tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của đoàn viên, hội viên trong việc tự giác tham gia thực hiện và đóng góp xây dựng NTM chưa cao, chưa tạo thành hạt nhân và tấm gương trong việc phổ biến, tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia thực hiện.

Các giải pháp phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong phong trào chung sức xây dựng NTM.

Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia xây dựng NTM tạo sự đồng thuận về nhận thức trong đoàn viên, hội viên để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng NTM.

Hai là, cần nâng cao nhận thức củacán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể về vai trò của tổ chức mình trong xây dựng nông thôn mới; Mỗi cán bộ cần nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, phát hiện, bồi dưỡng những cán bộ cấp cơ sở có kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhiệt tình, có trách nhiệm với quê hương để nhân điển hình, nêu gương cho quần chúng noi theo. Tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng NTM.

Ba là,tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần chủ động phối hợp với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, cụ thể như xây dựng các danh hiệu nông thôn, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, chăm lo gia đình chính sách. Cần được xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, định kỳ sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp phát động, trong đó có phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM để đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong việc phối hợp với chính quyền chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm, như vấn đề phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề huy động và sử dụng vốn xây dựng NTM .v.v. Thông qua sơ kết, tổng kết, ngoài việc rút kinh nghiệm những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho xây dựng NTM, vinh danh những mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM.

Trong Chương trình xây dựng NTM, không phải người dân tự làm được tất cả, và nhiều việc không thể tự từng hộ dân làm được. Nhất thiết các cấp chính quyền phải tổ chức, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác cùng làm với nhân dân. Do đó, cùng với việc kiện toàn cấp uỷ, chính quyền xã cần phải kiện toàn theo hướng đổi mới về chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng với mục tiêu là: Các tổ chức đó thực sự là tổ chức đại diện cho người dân để giám sát các hoạt động của chính quyền, tổ chức Đảng trên cơ sở công khai, dân chủ. Hoạt động của các tổ chức này có tính chất quyết định trong việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Trịnh Trường (tổng hợp)

Vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng Nông thôn mới

Đăng lúc: 04/04/2017 15:44:17 (GMT+7)

Xây dựng NTM là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM. Đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược, lâu dài và có nhiều thách thức lớn. Vì vậy: Phải dùng công nghiệp, khoa học công nghệ và các thành phần kinh tế khác tác động vào nông nghiệp; Dùng trí thức, công nhân, thương nhân để hỗ trợ nông dân cả trong thay đổi phong tục tập quán, trong ý thức vươn lên làm giàu cho chính mình và phải dùng đô thị để lôi kéo nông thôn cùng phát triển.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (các tổ chức thành viên) gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội của nhân dân lao động có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”.

Xây dựng NTM cần có sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đó, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ của mình. Với tư cách là tổ chức đại diện cho các tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng NTM. Trong thời gian qua, Mặt trận và đoàn thể các cấp bước đầu đã thể hiện được vai trò của mình góp phần cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị tiến tới hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng NTM.

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào hành động gắn với xây dựng NTM…Chủ trì triển khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; Tuyên truyền, vân động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, động viên nhân dân tự giác thực hiện chủ trương, chính sách, các nội dung tiêu chí xây dựng xã NTM, xây dựng đô thị văn minh. Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, động viên, hướng dẫn mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ

Hội phụ nữ xã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng NTM thông qua các buổi hội diễn văn nghệ quần chúng, các cuộc họp hoặc thông qua các cán bộ phụ nữ các chi, tổ hội ở thôn, bản…

Các Hội viên Phụ nữ tham gia xây dựng NTM thông qua các hoạt động cụ thể như:

- Thông qua các hoạt động hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

- Phát động các phong trào thi đua “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”, triển khai thực hiện đề án “xây dựng gia đình 5 không ba sạch”…;

- Thông qua các tổ nhóm như: “Vay vốn - tiết kiệm”, “Phụ nữ sản xuất giỏi”, “Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khoẻ sinh sản với xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, xoá mù chữ…

Đây là những việc làm hiệu quả, thiết thực để khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống cần cù, nhân ái của người phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo để vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng NTM.

3. Hội Nông dân

Hội Nông dân Việt Nam thực hiện hai cuộc thi đua lớn là: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và “Phong trào nông dân thi đua xây dựng NTM”; Hội nông dân thực hiện tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội viên nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, huy động nguồn lực, dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM…

4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Tổ chức Đoàn Thanh niên ở cơ sở là lực lượng quan trọng tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thanh niên tình nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước xung kích, tình nguyện tham gia xây dựng NTM phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Từng đoàn viên thật sự là người tuyên truyền viên trong quá trình xây dựng NTM, trước hết vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ được vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng NTM, mỗi gia đình có đoàn viên thanh niên đi đầu trong các hoạt động xây dựng NTM. Phối hợp phát động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên trẻ về chủ đề xây dựng NTM; giới thiệu những gương mặt thanh niên tiêu biểu, gặp gỡ các điển hình tiên tiến trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Điểm nổi bật của thanh niên là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hưởng ứng phong trào thi đua “chung sức xây dựng NTM”, các cấp bộ Đoàn đã và đang triển khai thực hiện đề án: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng NTM giai đoạn 2013-2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Hội Cựu chiến binh

Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội; Tham gia đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; Tập hợp, đoàn kết, động viên cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, chăm lo, giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Hiện nay, Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện các nội dung theo Nghị quyết liên tịch đã ký với Bộ NN&PTNT, gồm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; Thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội trong nông nghiệp và nông thôn; Áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; Tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến của các hợp tác xã; Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển các hợp tác xã cựu chiến binh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

6. Hội Người cao tuổi

Hiện nay, cả nước có khoảng 8,5 triệu người cao tuổi, trong đó, 73% sống ở nông thôn. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng với điều kiện sức khỏe, kinh nghiệm sản xuất và truyền thống văn hóa dân tộc, người cao tuổi đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Ở nông thôn, phần lớn người cao tuổi là chủ gia đình, là người tổ chức và điều hành sản xuất, là người chủ sở hữu tài sản, nhà cửa, ruộng đất; ở khu vực miền núi, một số người cao tuổi còn là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong thôn, bản…

Từ thực tế trên, Hội Người cao tuổi Việt Nam coi Chương trình MTQG về xây dựng NTM là giải pháp hữu hiệu để phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với chủ thể là các hộ gia đình nông dân mà phần lớn trong số đó chủ hộ là người cao tuổi. Hội đã phát động phong trào thi đua "Người cao tuổi cùng cả nước chung sức xây dựng NTM" sâu rộng trong tất cả các cấp hội và hội viên. Với uy tín và những kinh nghiệm trong cuộc sống, am hiểu tường tận phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người dân, nên người cao tuổi đã gương mẫu tham gia chương trình xây dựng NTM và vận động mọi người tự giác, hăng hái tham gia xây dựng NTM.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai công tác tuyên truyền, vận động vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của MTTQ và đoàn thể các cấp trong chung sức xây dựng NTM

Một là, mặc dù phong trào chung sức xây dựng NTM đã có sức lan tỏa, song sự vào cuộc chưa đồng bộ, vẫn còn một số địa phương, vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội chưa được phát huy triệt để, đôi khi trong triển khai còn thụ động, chưa tự giác, thậm chí còn ỷ lại cho sự lãnh đạo của cấp ủy, chưa chủ động đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung xây dựng NTM thuộc trách nhiệm của tổ chức mình, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hai là, việc phát động một số nội dung trong phong trào chung sức xây dựng NTM của một số tổ chức còn chung chung, thiếu thực tế; hầu hết các tổ chức đều có chương trình phối hợp thực hiện và phát động phong trào chung sức xây dựng NTM, nhưng thiếu sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách bài bản.

Ba là, năng lực của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên cấp cơ sở ở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn cán bộ hội cấp cơ sở trưởng thành từ thực tiễn, ít được đào tạo cơ bản nên khả năng hiểu biết, năng lực công tác, năng lực vận động quần chúng còn hạn chế.

Bốn là, ở một tổ chức, việc tuyên về xây dựng NTM còn hình thức, qua loa, cách thức tuyên truyền chưa thực sự khoa học, chưa sát thực tế; một số nơi, tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của đoàn viên, hội viên trong việc tự giác tham gia thực hiện và đóng góp xây dựng NTM chưa cao, chưa tạo thành hạt nhân và tấm gương trong việc phổ biến, tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia thực hiện.

Các giải pháp phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong phong trào chung sức xây dựng NTM.

Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia xây dựng NTM tạo sự đồng thuận về nhận thức trong đoàn viên, hội viên để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng NTM.

Hai là, cần nâng cao nhận thức củacán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể về vai trò của tổ chức mình trong xây dựng nông thôn mới; Mỗi cán bộ cần nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, phát hiện, bồi dưỡng những cán bộ cấp cơ sở có kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhiệt tình, có trách nhiệm với quê hương để nhân điển hình, nêu gương cho quần chúng noi theo. Tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng NTM.

Ba là,tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần chủ động phối hợp với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, cụ thể như xây dựng các danh hiệu nông thôn, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, chăm lo gia đình chính sách. Cần được xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, định kỳ sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp phát động, trong đó có phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM để đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong việc phối hợp với chính quyền chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm, như vấn đề phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề huy động và sử dụng vốn xây dựng NTM .v.v. Thông qua sơ kết, tổng kết, ngoài việc rút kinh nghiệm những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho xây dựng NTM, vinh danh những mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM.

Trong Chương trình xây dựng NTM, không phải người dân tự làm được tất cả, và nhiều việc không thể tự từng hộ dân làm được. Nhất thiết các cấp chính quyền phải tổ chức, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác cùng làm với nhân dân. Do đó, cùng với việc kiện toàn cấp uỷ, chính quyền xã cần phải kiện toàn theo hướng đổi mới về chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng với mục tiêu là: Các tổ chức đó thực sự là tổ chức đại diện cho người dân để giám sát các hoạt động của chính quyền, tổ chức Đảng trên cơ sở công khai, dân chủ. Hoạt động của các tổ chức này có tính chất quyết định trong việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Trịnh Trường (tổng hợp)