Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

gốc ở lòng dân

Ngày 31/05/2016 10:17:31

Kể từ sau thời kỳ đổi mới, đất nước ta có biết bao chương trình kinh tế lớn nhằm làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thế nhưng, phải đến khi có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) mục tiêu đó mới trở thành hiện thực, được người dân hồ hởi đón nhận. Trong niềm vui đó, có nhiều bài học được đúc rút, nhưng được nhắc nhiều hơn cả, đó chính là bài học biết lấy dân làm gốc, coi dân là chủ thể, mọi việc lớn nhỏ đều do dân và vì dân đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng răn dạy.

“Khó trăm lần dân liệu cũng xong”

Bước vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Thanh Hóa phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Bởi không chỉ có số xã xây dựng NTM nhiều nhất trong cả nước (573 xã), Thanh Hóa còn khó khăn về kinh tế, chưa thể tự cân đối được ngân sách; bình quân toàn tỉnh mới chỉ đạt 4,7 tiêu chí; thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2010 ở mức 8,9 triệu đồng/người (thấp hơn gần 4 triệu đồng so với bình quân khu vực nông thôn của cả nước) trong khi tỷ lệ hộ nghèo lại cao hơn gấp 1,5 lần (chiếm tới 26,96%).

Xác định xây dựng NTM cũng là một cuộc cách mạng vì vậy, để thành công, ngoài ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, kích cầu cho các địa phương, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp nhân dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa, và tầm quan trọng của chương trình NTM, đồng thời thuyết phục để nhân dân hiểu, đây là sự nghiệp của toàn dân, người dân đóng vai trò là chủ thể, Nhà nước chỉ định hướng, hỗ trợ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM mà khắp nơi, người dân đều hăng hái tham gia hưởng ứng. Người thì góp công góp của, người hiến đất, hiến cây xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn; người lại tự giác chỉnh trang nhà cửa, cổng ngõ tường rào hoặc giữ gìn vệ sinh môi trường trong thôn ngoài xóm… Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nhà thi đua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, loại bỏ phương thức canh tác lạc hậu, thay thế bằng những phương thức sản xuất mới cho giá trị vượt trội. Đây cũng chính là điều kiện để ngày càng có nhiều địa phương xây dựng thành công NTM. Chỉ tính riêng trong năm 2015, toàn tỉnh đã có 68 xã được công nhận, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 113 xã, chiếm 19,7%. Đáng chú ý là từ trong xây dựng NTM, ngày càng xuất hiện những mô hình kinh tế mới; không ít làng nghề cũng được vực dậy, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng thu nhập của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 26,96% xuống còn 7,5%.

Và dân hưởng lợi

Có một điều mà ai cũng có thể nhìn thấy được trong xây dựng NTM, đó chính là sự thay đổi nhanh về hạ tầng cơ sở. Thế nhưng, điều khiến người dân vui không chỉ bởi sự khang trang về diện mạo mà còn bởi chính ý nghĩa thiết thực của chúng. Điều này được chúng tôi ghi nhận khi có lần về thăm xã Yên Trường (Yên Định) sau một năm địa phương này đạt chuẩn NTM. Xã có nhiều công trình hạ tầng được xây dựng khang trang, bề thế và hầu hết đều phát huy hiệu quả sử dụng. Tiêu biểu trong số đó là nhà thi đấu thể thao của xã. Từ khi công trình đi vào hoạt động, phong trào thể dục thể thao của nhân dân sôi nổi hẳn. Hằng ngày, cứ từ 16h - 21h, nhà thi đấu đông đúc với khoảng 100 người đến tập luyện. Để tránh phải chờ đợi, người dân thường đăng ký trước lịch và tùy theo nghề nghiệp, lứa tuổi mà được sắp xếp thời gian cho phù hợp. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn xã đã có nhiều câu lạc bộ (CLB) cầu lông, bóng bàn được thành lập mới. Các CLB thường xuyên thi đấu giao lưu với nhau và giao lưu với các xã bạn. Qua các hoạt động này không chỉ đưa phong trào thể thao của xã phát triển nhanh cả về chất và lượng (nâng tỷ lệ người tham gia tập luyện thường xuyên lên 60%) mà còn từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, khuyến khích người dân tham gia làm kinh tế, cải thiện thu nhập và đời sống.

Nguồn tin:Văn phòng Điều phối xây dựng NTM

gốc ở lòng dân

Đăng lúc: 31/05/2016 10:17:31 (GMT+7)

Kể từ sau thời kỳ đổi mới, đất nước ta có biết bao chương trình kinh tế lớn nhằm làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thế nhưng, phải đến khi có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) mục tiêu đó mới trở thành hiện thực, được người dân hồ hởi đón nhận. Trong niềm vui đó, có nhiều bài học được đúc rút, nhưng được nhắc nhiều hơn cả, đó chính là bài học biết lấy dân làm gốc, coi dân là chủ thể, mọi việc lớn nhỏ đều do dân và vì dân đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng răn dạy.

“Khó trăm lần dân liệu cũng xong”

Bước vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Thanh Hóa phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Bởi không chỉ có số xã xây dựng NTM nhiều nhất trong cả nước (573 xã), Thanh Hóa còn khó khăn về kinh tế, chưa thể tự cân đối được ngân sách; bình quân toàn tỉnh mới chỉ đạt 4,7 tiêu chí; thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2010 ở mức 8,9 triệu đồng/người (thấp hơn gần 4 triệu đồng so với bình quân khu vực nông thôn của cả nước) trong khi tỷ lệ hộ nghèo lại cao hơn gấp 1,5 lần (chiếm tới 26,96%).

Xác định xây dựng NTM cũng là một cuộc cách mạng vì vậy, để thành công, ngoài ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, kích cầu cho các địa phương, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp nhân dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa, và tầm quan trọng của chương trình NTM, đồng thời thuyết phục để nhân dân hiểu, đây là sự nghiệp của toàn dân, người dân đóng vai trò là chủ thể, Nhà nước chỉ định hướng, hỗ trợ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM mà khắp nơi, người dân đều hăng hái tham gia hưởng ứng. Người thì góp công góp của, người hiến đất, hiến cây xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn; người lại tự giác chỉnh trang nhà cửa, cổng ngõ tường rào hoặc giữ gìn vệ sinh môi trường trong thôn ngoài xóm… Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nhà thi đua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, loại bỏ phương thức canh tác lạc hậu, thay thế bằng những phương thức sản xuất mới cho giá trị vượt trội. Đây cũng chính là điều kiện để ngày càng có nhiều địa phương xây dựng thành công NTM. Chỉ tính riêng trong năm 2015, toàn tỉnh đã có 68 xã được công nhận, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 113 xã, chiếm 19,7%. Đáng chú ý là từ trong xây dựng NTM, ngày càng xuất hiện những mô hình kinh tế mới; không ít làng nghề cũng được vực dậy, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng thu nhập của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 26,96% xuống còn 7,5%.

Và dân hưởng lợi

Có một điều mà ai cũng có thể nhìn thấy được trong xây dựng NTM, đó chính là sự thay đổi nhanh về hạ tầng cơ sở. Thế nhưng, điều khiến người dân vui không chỉ bởi sự khang trang về diện mạo mà còn bởi chính ý nghĩa thiết thực của chúng. Điều này được chúng tôi ghi nhận khi có lần về thăm xã Yên Trường (Yên Định) sau một năm địa phương này đạt chuẩn NTM. Xã có nhiều công trình hạ tầng được xây dựng khang trang, bề thế và hầu hết đều phát huy hiệu quả sử dụng. Tiêu biểu trong số đó là nhà thi đấu thể thao của xã. Từ khi công trình đi vào hoạt động, phong trào thể dục thể thao của nhân dân sôi nổi hẳn. Hằng ngày, cứ từ 16h - 21h, nhà thi đấu đông đúc với khoảng 100 người đến tập luyện. Để tránh phải chờ đợi, người dân thường đăng ký trước lịch và tùy theo nghề nghiệp, lứa tuổi mà được sắp xếp thời gian cho phù hợp. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn xã đã có nhiều câu lạc bộ (CLB) cầu lông, bóng bàn được thành lập mới. Các CLB thường xuyên thi đấu giao lưu với nhau và giao lưu với các xã bạn. Qua các hoạt động này không chỉ đưa phong trào thể thao của xã phát triển nhanh cả về chất và lượng (nâng tỷ lệ người tham gia tập luyện thường xuyên lên 60%) mà còn từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, khuyến khích người dân tham gia làm kinh tế, cải thiện thu nhập và đời sống.

Nguồn tin:Văn phòng Điều phối xây dựng NTM
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024