Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Một số nội dung chủ yếu của chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

Ngày 04/04/2017 15:31:53

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, với mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM trên tổng số 9.121 xã của cả nước theo 19 tiêu chí được Thủ tướng ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Theo đó, nông thôn được khái niệm cụ thể “là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. Như vậy, NTM trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống trong lịch sử, được khái quát gọn theo 5 nội dung, 3 chức năng và 5 nhóm tiêu chí sau:

- Về 5 nội dung (rút gọn):

+ Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, hạ tầng hiện đại.

+ Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.

+ Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

+ Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.

+ Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

- Về 3 chức năng:

+ Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp.

+ Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Chức năng sinh thái.

- Về 5 nhóm tiêu chí:

+ Quy hoạch NTM.

+ Hạ tầng kinh tế - xã hội.

+ Kinh tế và Tổ chức sản xuất.

+ Văn hóa - Xã hội - Môi trường.

+ Hệ thống chính trị.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu cả nước: Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn NTM.

Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); Cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.

- Mục tiêu của Thanh Hóa: Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII xác định Chương trình MTQG xây dựng NTM là một trong 5 Chương trình trọng tâm; Quyết định số 287-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu: Đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có trên 55,8% số xã, 5 huyện và 20% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM.

Theo Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, phê duyệt 5 huyện (Năm 2017: Quảng Xương, năm 2018: Đông Sơn, năm 2019: Thọ Xuân, năm 2020: Nga Sơn, Hoằng Hóa) và 214 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 (Năm 2016 là 45 xã, năm 2017 là 45 xã, năm 2018 là 42 xã, năm 2019 là 41 xã, năm 2020 là 41 xã). Đây là cơ sở để tập trung chỉ đạo theo lộ trình và phân bổ vốn hỗ trợ theo chính sách của trung ương và của tỉnh.

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:

1. Quy hoạch xây dựng NTM

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Quy hoạch xây dựng vùng huyện nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện NTM và quy định thị xã, thành phó trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Nội dung số 02: Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền.

- Nội dung số 03: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã NTM đảm bảo hài hòa với phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông.

- Nội dung số 02: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi.

- Nội dung số 03: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện.

- Nội dung số 04: Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về trường học.

- Nội dung số 05: Hoàn thiện hệ thống Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn có Nhà Văn hóa - Khu thể thao.

- Nội dung số 06: Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

- Nội dung số 07: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã đảo, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Nội dung số 08: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thành, truyền hình cấp huyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản, xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Thông tin - Truyền thông.

- Nội dung số 09: Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% Trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về Thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất (Xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí Thu nhập: Chỉ tiêu chung năm 2016: 30 triệu đồng/người, năm 2017: 34 triệu đồng/người. Đối với vùng Băc Trung bộ, năm 2016: 22 triệu/người, năm 2017: 26 triệu đồng/người).

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Nội dung số 02: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã sửa đổi, bổ sung cho giai đoạn tiếp theo 2016-2020; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Nội dung số 03: Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Nội dung số 04: Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

- Nội dung số 05: Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề.

- Nội dung số 06: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bao gồm:

+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy, đào tạo; xây dựng Chương trình đào tạo từ xa theo hình thức đào tạo thường xuyên; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển để dạy nghề lưu động cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường trung cấp công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước, đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn.

+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng.

+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

4. Giảm nghèo và An sinh xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 về Hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0%-1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020 (Xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí Hộ nghèo năm 2016-2017: Chỉ tiêu chung: <6%. Đối với vùng Băc Trung bộ: 5%).

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Nội dung 02: Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn.

c) Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

5. Phát triển giáo dục ở nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

- Nội dung số 02: Xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Đến năm 2020, độ tuổi 15-60: tỷ lệ biết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); Độ tuổi 15-35: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%). 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xoá mù chữ mức 2.

- Nội dung số 03: Phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học trên 63/63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được 99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ.

- Nội dung số 04: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phố trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế.

b) Nội dung: Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM.

7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa.

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em.

- Nội dung 02: Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc.

8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về Môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.

- Nội dung số 02: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp;

- Nội dung số 03: Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cương khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật.

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (Bình quân khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

- Nội dung 02: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng NTM theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

- Nội dung số 03: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp.

- Nội dung số 04: Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.

- Nội dung số 05: Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.

- Nội dung số 06: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn.

- Nội dung số 02: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm (biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.

11. Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng NTM

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng NTM. Phấn đấu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng NTM trong bộ tiêu chí huyện NTM; Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách xây dựng NTM các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng NTM được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng NTM.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân, nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm NTM.

- Nội dung số 02: Ban hành Bộ Tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp.

- Nội dung số 03: Tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ xây dựng NTM các cấp (nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trạng trại) theo Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

- Nội dung số 04: Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin.

- Nội dung số 05: Truyền thông về xây dựng NTM.

III. Nguyên tắc và phương pháp thực hiện

1. Nguyên tắc thực hiện

a) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

c) Kế thừa và lồng ghép chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

d) Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.

g) Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

2. Phương pháp thực hiện

Phương pháp triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được thực hiện như sau:

a) Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM:

- Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ương đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.

- Phát động phong trào thi đua xây dựng NTM trong toàn quốc. Nội dung xây dựng NTM phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào “Chung sức xây dựng NTM, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu”.

b) Về cơ chế huy động vốn:

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua.

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Trịnh Trường (tổng hợp)

Một số nội dung chủ yếu của chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

Đăng lúc: 04/04/2017 15:31:53 (GMT+7)

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, với mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM trên tổng số 9.121 xã của cả nước theo 19 tiêu chí được Thủ tướng ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Theo đó, nông thôn được khái niệm cụ thể “là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. Như vậy, NTM trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống trong lịch sử, được khái quát gọn theo 5 nội dung, 3 chức năng và 5 nhóm tiêu chí sau:

- Về 5 nội dung (rút gọn):

+ Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, hạ tầng hiện đại.

+ Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.

+ Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

+ Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.

+ Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

- Về 3 chức năng:

+ Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp.

+ Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Chức năng sinh thái.

- Về 5 nhóm tiêu chí:

+ Quy hoạch NTM.

+ Hạ tầng kinh tế - xã hội.

+ Kinh tế và Tổ chức sản xuất.

+ Văn hóa - Xã hội - Môi trường.

+ Hệ thống chính trị.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu cả nước: Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn NTM.

Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); Cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.

- Mục tiêu của Thanh Hóa: Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII xác định Chương trình MTQG xây dựng NTM là một trong 5 Chương trình trọng tâm; Quyết định số 287-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu: Đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có trên 55,8% số xã, 5 huyện và 20% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM.

Theo Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, phê duyệt 5 huyện (Năm 2017: Quảng Xương, năm 2018: Đông Sơn, năm 2019: Thọ Xuân, năm 2020: Nga Sơn, Hoằng Hóa) và 214 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 (Năm 2016 là 45 xã, năm 2017 là 45 xã, năm 2018 là 42 xã, năm 2019 là 41 xã, năm 2020 là 41 xã). Đây là cơ sở để tập trung chỉ đạo theo lộ trình và phân bổ vốn hỗ trợ theo chính sách của trung ương và của tỉnh.

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:

1. Quy hoạch xây dựng NTM

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Quy hoạch xây dựng vùng huyện nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện NTM và quy định thị xã, thành phó trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Nội dung số 02: Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền.

- Nội dung số 03: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã NTM đảm bảo hài hòa với phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông.

- Nội dung số 02: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi.

- Nội dung số 03: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện.

- Nội dung số 04: Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về trường học.

- Nội dung số 05: Hoàn thiện hệ thống Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn có Nhà Văn hóa - Khu thể thao.

- Nội dung số 06: Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

- Nội dung số 07: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã đảo, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Nội dung số 08: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thành, truyền hình cấp huyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản, xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Thông tin - Truyền thông.

- Nội dung số 09: Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% Trường học (điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về Thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất (Xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí Thu nhập: Chỉ tiêu chung năm 2016: 30 triệu đồng/người, năm 2017: 34 triệu đồng/người. Đối với vùng Băc Trung bộ, năm 2016: 22 triệu/người, năm 2017: 26 triệu đồng/người).

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Nội dung số 02: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã sửa đổi, bổ sung cho giai đoạn tiếp theo 2016-2020; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Nội dung số 03: Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Nội dung số 04: Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

- Nội dung số 05: Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề.

- Nội dung số 06: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bao gồm:

+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy, đào tạo; xây dựng Chương trình đào tạo từ xa theo hình thức đào tạo thường xuyên; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển để dạy nghề lưu động cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường trung cấp công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước, đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn.

+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng.

+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

4. Giảm nghèo và An sinh xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 về Hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0%-1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020 (Xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí Hộ nghèo năm 2016-2017: Chỉ tiêu chung: <6%. Đối với vùng Băc Trung bộ: 5%).

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Nội dung 02: Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn.

c) Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

5. Phát triển giáo dục ở nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

- Nội dung số 02: Xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Đến năm 2020, độ tuổi 15-60: tỷ lệ biết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); Độ tuổi 15-35: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%). 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xoá mù chữ mức 2.

- Nội dung số 03: Phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học trên 63/63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được 99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ.

- Nội dung số 04: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phố trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế.

b) Nội dung: Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM.

7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa.

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em.

- Nội dung 02: Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc.

8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về Môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.

- Nội dung số 02: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp;

- Nội dung số 03: Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cương khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật.

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (Bình quân khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

- Nội dung 02: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng NTM theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

- Nội dung số 03: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp.

- Nội dung số 04: Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.

- Nội dung số 05: Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.

- Nội dung số 06: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn.

- Nội dung số 02: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng trọng điểm (biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.

11. Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng NTM

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng NTM. Phấn đấu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng NTM trong bộ tiêu chí huyện NTM; Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách xây dựng NTM các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng NTM được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng NTM.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân, nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm NTM.

- Nội dung số 02: Ban hành Bộ Tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp.

- Nội dung số 03: Tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ xây dựng NTM các cấp (nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trạng trại) theo Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

- Nội dung số 04: Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin.

- Nội dung số 05: Truyền thông về xây dựng NTM.

III. Nguyên tắc và phương pháp thực hiện

1. Nguyên tắc thực hiện

a) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

c) Kế thừa và lồng ghép chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

d) Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.

g) Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

2. Phương pháp thực hiện

Phương pháp triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được thực hiện như sau:

a) Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM:

- Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ương đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.

- Phát động phong trào thi đua xây dựng NTM trong toàn quốc. Nội dung xây dựng NTM phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào “Chung sức xây dựng NTM, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu”.

b) Về cơ chế huy động vốn:

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua.

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Trịnh Trường (tổng hợp)