Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Cựu chiến binh Phạm Bá Thiều làm kinh tế giỏi

Ngày 09/03/2015 15:14:52

(THO) - Cựu chiến binh Phạm Bá Thiều là người dân tộc Thái, ở bản Pu, xã Thành Sơn (Quan Hóa) nhập ngũ vào quân đội năm 1972, đến tháng 5-1977 được xuất ngũ trở về địa phương. Trở về địa phương ông đảm nhiệm các chực vụ khác nhau trong các tổ chức đoàn thể của bản. Đến năm 1993, ông được tổ chức điều động lên công tác tại xã, hiện nay đang làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Sơn.

Trăn trở với cái đói, cái nghèo đã đeo đuổi bao đời nay đối với bà con, sau nhiều năm suy nghĩ, khảo sát thực tế ông nhận thấy với điều kiện, tiềm năng của địa phương đất rộng, người thưa phù hợp cho việc trồng cây luồng và chăn nuôi trâu, bò, tận dụng các khe suối để khai phá, tu tạo làm ao thả cá. Năm 1990, gia đình ông vay mượn tiền của anh em, bạn bè mua một con bò giống, tận dụng khe suối đào ao thả cá rộng 2.000 mét vuông. Tận dụng diện tích đất làm nương rẫy ông trồng trên 10 ha rừng luồng. Khi Đảng, Nhà nước có chủ trương về việc cho vay vốn sản xuất ưu đãi đối với hộ nghèo và nhân dân đang sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, gia đình ông Thiều được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, ông tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, phát triển rừng luồng. Gia đình ông có trên 20 ha rừng luồng, hàng năm khai thác, thu nhập từ cây luồng (đã trừ chi phí) từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn thu nhập từ bán cá ao trên 10 triệu đồng/năm. Có nguồn thu nhập ổn định, ông đầu tư xây dựng gia trại với quy mô hộ gia đình để chăn nuôi tổng hợp, gồm: Trâu, bò, dê, lợn rừng, gà đồi, hiện gia đình ông có 5 con trâu, 15 con bò, 30 con dê, cho thu nhập từ chăn nuôi trên 50 triệu đồng/năm.

Từ các nguồn thu nhập trên, ông đã đầu tư mua các phương tiện như xe ô tô phục vụ sản xuất xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các tiện nghi phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Các con ông đều được học hành và có việc làm ổn định. Gia đình ông còn thường xuyên giúp đỡ, tạo việc làm cho 12 lao động là người địa phương, chủ yếu là bốc xếp hàng hóa nông, lâm sản và chăm sóc rừng luồng với thu nhập bình quân 120.000 đồng - 150.000 đồng/người/ngày.

Với cương vị là chủ tịch hội nông dân, đại biểu HĐND xã và là hội viên cựu chiến binh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, của hội, ông luôn ý thức việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất và những điều giản dị nhất trong sinh hoạt, công tác hàng ngày. Ông cũng luôn tâm niệm rằng: Học tập và làm theo tấm gương của Bác là phải sâu sát cơ sở, gần dân, trọng dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, nói đi đôi với làm. Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tính tiền phong gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, luôn phát huy tốt bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Ông còn làm tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, tích cực chăm lo, xây dựng hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Với những đóng góp trên, trong nhiều năm liền gia đình ông luôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa; ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; ông vinh dự được chủ tịch UBND huyện tặng nhiều giấy khen và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen; gia đình nông dân kinh doanh, sản xuất giỏi. Ông cũng là một tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là sự ghi nhận, nguồn động viên lớn để ông Phạm Bá Thiều tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

Cựu chiến binh Phạm Bá Thiều làm kinh tế giỏi

Đăng lúc: 09/03/2015 15:14:52 (GMT+7)

(THO) - Cựu chiến binh Phạm Bá Thiều là người dân tộc Thái, ở bản Pu, xã Thành Sơn (Quan Hóa) nhập ngũ vào quân đội năm 1972, đến tháng 5-1977 được xuất ngũ trở về địa phương. Trở về địa phương ông đảm nhiệm các chực vụ khác nhau trong các tổ chức đoàn thể của bản. Đến năm 1993, ông được tổ chức điều động lên công tác tại xã, hiện nay đang làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Sơn.

Trăn trở với cái đói, cái nghèo đã đeo đuổi bao đời nay đối với bà con, sau nhiều năm suy nghĩ, khảo sát thực tế ông nhận thấy với điều kiện, tiềm năng của địa phương đất rộng, người thưa phù hợp cho việc trồng cây luồng và chăn nuôi trâu, bò, tận dụng các khe suối để khai phá, tu tạo làm ao thả cá. Năm 1990, gia đình ông vay mượn tiền của anh em, bạn bè mua một con bò giống, tận dụng khe suối đào ao thả cá rộng 2.000 mét vuông. Tận dụng diện tích đất làm nương rẫy ông trồng trên 10 ha rừng luồng. Khi Đảng, Nhà nước có chủ trương về việc cho vay vốn sản xuất ưu đãi đối với hộ nghèo và nhân dân đang sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, gia đình ông Thiều được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, ông tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, phát triển rừng luồng. Gia đình ông có trên 20 ha rừng luồng, hàng năm khai thác, thu nhập từ cây luồng (đã trừ chi phí) từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn thu nhập từ bán cá ao trên 10 triệu đồng/năm. Có nguồn thu nhập ổn định, ông đầu tư xây dựng gia trại với quy mô hộ gia đình để chăn nuôi tổng hợp, gồm: Trâu, bò, dê, lợn rừng, gà đồi, hiện gia đình ông có 5 con trâu, 15 con bò, 30 con dê, cho thu nhập từ chăn nuôi trên 50 triệu đồng/năm.

Từ các nguồn thu nhập trên, ông đã đầu tư mua các phương tiện như xe ô tô phục vụ sản xuất xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các tiện nghi phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Các con ông đều được học hành và có việc làm ổn định. Gia đình ông còn thường xuyên giúp đỡ, tạo việc làm cho 12 lao động là người địa phương, chủ yếu là bốc xếp hàng hóa nông, lâm sản và chăm sóc rừng luồng với thu nhập bình quân 120.000 đồng - 150.000 đồng/người/ngày.

Với cương vị là chủ tịch hội nông dân, đại biểu HĐND xã và là hội viên cựu chiến binh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, của hội, ông luôn ý thức việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất và những điều giản dị nhất trong sinh hoạt, công tác hàng ngày. Ông cũng luôn tâm niệm rằng: Học tập và làm theo tấm gương của Bác là phải sâu sát cơ sở, gần dân, trọng dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, nói đi đôi với làm. Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tính tiền phong gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, luôn phát huy tốt bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Ông còn làm tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, tích cực chăm lo, xây dựng hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Với những đóng góp trên, trong nhiều năm liền gia đình ông luôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa; ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; ông vinh dự được chủ tịch UBND huyện tặng nhiều giấy khen và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen; gia đình nông dân kinh doanh, sản xuất giỏi. Ông cũng là một tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là sự ghi nhận, nguồn động viên lớn để ông Phạm Bá Thiều tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024