Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên lúa vụ xuân 2014

Ngày 19/02/2014 21:29:20

Vụ xuân 2014, toàn tỉnh Thanh Hóa gieo trồng khoảng 120.000 ha lúa để có thể phòng trừ tốt các loại sâu bệnh hại trên lúa, góp phần tăng năng suất và sản lượng, chúng tôi xin hướng dẫn một số biện pháp sau đây.

1. Một số lưu ý chung:

Hiện nay, trong canh tác cây lúa, bà con nông dân đang lạm dụng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ dịch hại cây trồng và coi đó như là một biện pháp chủ yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại trên cây lúa đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, chất lượng nông sản, gây hiện tượng bộc phát dịch hại và dịch hại kháng thuốc. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng của dịch hại tới năng suất, chất lượng của cây lúa, giảm thiểu số lần phải phun thuốc BVTV, đòi hỏi chúng ta phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. Một số lưu ý đó là:

- Chọn giống lúa: Chọn giống tốt, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Giống lúa phải phù hợp điều kiện thời vụ, đất đai và trình độ canh tác của nông dân ở địa phương. Chọn các loại giống đã qua thử nghiệm, trình diễn trên đồng ruộng được đánh giá kết quả cao, có trong cơ cấu của các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp.

- Áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại: Vệ sinh đồng ruộng thật tốt trước khi gieo trồng. Những khu vực có điều kiện nên cầy lật đất, phơi ải; dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước. Tùy vào chân đất, từng loại giống mà định lượng giống, mật độ gieo cấy phù hợp. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: Hiệu ứng hàng biện, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Chăm sóc, sử dụng phân bón hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

- Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc, các chế phẩm vi sinh nhằm phòng trừ sinh vật hại lúa có hiệu quả, an toàn cho con người và môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Khi phun xịt thuốc trừ sâu bệnh hại phải theo “4 đúng”, gồm: Đúng loại thuốc; đúng liều lượng; đúng lúc; đúng cách.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa (giảm giống, phân bón, thuốc BVTV; tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế).

2. Biện pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh cụ thể: Trong điều kiện vụ xuân chúng ta cần lưu ý phòng trừ một số đối tượng sau.

- Bệnh đạo ôn: Do nấm Piricularia oryzae gây ra. Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ướt, có sương, cấy giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi lúa bị bệnh phải ngưng bón đạm và không để ruộng ở tình trạng khô nước. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn: Filia 525 SE, Fujione 40WP...

- Bệnh khô vằn: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nên ở vụ xuân bệnh xuất hiện từ tháng 3; tháng 4. Ruộng lúa cấy dày, rậm rạp, bón đạm lai rai về cuối vụ bệnh nặng. Nếu trên ruộng vụ trước thường bị đốm vằn nên bón tăng lượng kali. Nếu phát hiện bệnh phải ngưng bón đạm và phun thuốc trừ bệnh ngay. Dùng các loại thuốc: Carbenzim 500FL, Vanicide 5SL, Anvil 5SC,...

- Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại cây lúa cho đến nay chưa có thuốc đặc trị; vì vậy biện pháp đầu tiên là phòng bệnh như thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ rầy nâu. Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khỏe, nhất là giai đoạn trước trổ để gia tăng sức đề kháng của cây.

- Rầy nâu: Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. Để phòng trừ cần sử dụng giống kháng rầy nâu, cấy dày vừa phải, bón phân cân đối. Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Trebon 20ND, Actara 25WG,... để diệt trừ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng. Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cần vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông. Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý, bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Karate 2.5EC... phun khi sâu còn tuổi 1-2.

Ngoài ra cần chú ý đề phòng trừ chuột, ốc bươu vàng, sâu đục thân...

Ks. Nguyễn Trọng Minh
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên lúa vụ xuân 2014

Đăng lúc: 19/02/2014 21:29:20 (GMT+7)

Vụ xuân 2014, toàn tỉnh Thanh Hóa gieo trồng khoảng 120.000 ha lúa để có thể phòng trừ tốt các loại sâu bệnh hại trên lúa, góp phần tăng năng suất và sản lượng, chúng tôi xin hướng dẫn một số biện pháp sau đây.

1. Một số lưu ý chung:

Hiện nay, trong canh tác cây lúa, bà con nông dân đang lạm dụng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ dịch hại cây trồng và coi đó như là một biện pháp chủ yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại trên cây lúa đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, chất lượng nông sản, gây hiện tượng bộc phát dịch hại và dịch hại kháng thuốc. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng của dịch hại tới năng suất, chất lượng của cây lúa, giảm thiểu số lần phải phun thuốc BVTV, đòi hỏi chúng ta phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. Một số lưu ý đó là:

- Chọn giống lúa: Chọn giống tốt, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Giống lúa phải phù hợp điều kiện thời vụ, đất đai và trình độ canh tác của nông dân ở địa phương. Chọn các loại giống đã qua thử nghiệm, trình diễn trên đồng ruộng được đánh giá kết quả cao, có trong cơ cấu của các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp.

- Áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại: Vệ sinh đồng ruộng thật tốt trước khi gieo trồng. Những khu vực có điều kiện nên cầy lật đất, phơi ải; dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước. Tùy vào chân đất, từng loại giống mà định lượng giống, mật độ gieo cấy phù hợp. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: Hiệu ứng hàng biện, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Chăm sóc, sử dụng phân bón hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

- Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc, các chế phẩm vi sinh nhằm phòng trừ sinh vật hại lúa có hiệu quả, an toàn cho con người và môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Khi phun xịt thuốc trừ sâu bệnh hại phải theo “4 đúng”, gồm: Đúng loại thuốc; đúng liều lượng; đúng lúc; đúng cách.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa (giảm giống, phân bón, thuốc BVTV; tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế).

2. Biện pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh cụ thể: Trong điều kiện vụ xuân chúng ta cần lưu ý phòng trừ một số đối tượng sau.

- Bệnh đạo ôn: Do nấm Piricularia oryzae gây ra. Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ướt, có sương, cấy giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi lúa bị bệnh phải ngưng bón đạm và không để ruộng ở tình trạng khô nước. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn: Filia 525 SE, Fujione 40WP...

- Bệnh khô vằn: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nên ở vụ xuân bệnh xuất hiện từ tháng 3; tháng 4. Ruộng lúa cấy dày, rậm rạp, bón đạm lai rai về cuối vụ bệnh nặng. Nếu trên ruộng vụ trước thường bị đốm vằn nên bón tăng lượng kali. Nếu phát hiện bệnh phải ngưng bón đạm và phun thuốc trừ bệnh ngay. Dùng các loại thuốc: Carbenzim 500FL, Vanicide 5SL, Anvil 5SC,...

- Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại cây lúa cho đến nay chưa có thuốc đặc trị; vì vậy biện pháp đầu tiên là phòng bệnh như thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ rầy nâu. Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khỏe, nhất là giai đoạn trước trổ để gia tăng sức đề kháng của cây.

- Rầy nâu: Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. Để phòng trừ cần sử dụng giống kháng rầy nâu, cấy dày vừa phải, bón phân cân đối. Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Trebon 20ND, Actara 25WG,... để diệt trừ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng. Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cần vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông. Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý, bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Karate 2.5EC... phun khi sâu còn tuổi 1-2.

Ngoài ra cần chú ý đề phòng trừ chuột, ốc bươu vàng, sâu đục thân...

Ks. Nguyễn Trọng Minh
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin nóng

Thông báo niêm yết công khai lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Khu tái định cư tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2024 về “học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Yên Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029
Đảng bộ xã Yên Nhân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí Đảng viên đợt 03 tháng 02 năm 2024
Xã Yên Nhân tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội nghị Công bố Quyết định gọi công dân nhập ngũ năm 2024
Đảng ủy xã Yên Nhân tổ chức Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XIII
Bài tuyên truyền một số biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024