Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Ngày 14/10/2016 15:33:59

Ngày 18-8-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Sau đây là toàn văn nghị quyết.

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả bước đầu. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; một số mô hình sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hình thành, làm cơ sở để nhân rộng, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ được chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về ATTP ở tỉnh ta hiện nay nhiều nơi và một số lĩnh vực rất nghiêm trọng; các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp và diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản xảy ra ở nhiều nơi. Việc tuân thủ thời gian cách ly, ngừng sử dụng hóa chất, thuốc kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm nông sản chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nguy cơ gây mất VSATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế thực phẩm do sử dụng đất trồng, nước tưới tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng... còn rất cao. Tình trạng sử dụng hóa chất, chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông thực phẩm đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, tác động xấu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, môi trường đầu tư và uy tín, hình ảnh của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do: Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý ATTP; chậm phát hiện và xử lý chưa kịp thời, không nghiêm túc các vi phạm. Tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành về thực hiện nhiệm vụ này chưa đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả; phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, có việc chồng chéo, bỏ sót; lực lượng kiểm tra, thanh tra vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Chưa phát huy được vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân trong công tác đảm bảo VSATTP. Ý thức trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân về đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn rất yếu kém.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ giống nòi, nâng cao vị thế, hình ảnh của tỉnh đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập trong giai đoạn mới, cần phải nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất VSATTP, xây dựng thương hiệu các sản phẩm thực phẩm của tỉnh, kích cầu tiêu dùng, phát triển các dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- ATTP là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân dân, phát triển giống nòi; đảm bảo VSATTP là nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý; là trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.

- Đảm bảo VSATTP phải được thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, trong đó đảm bảo VSATTP ở khâu sản xuất, chế biến là quan trọng nhất; trong quản lý vừa phải phân công rõ ràng trách nhiệm của các ngành, các cấp, vừa nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với đẩy mạnh xã hội hoá công tác kiểm soát chất lượng VSATTP; khuyến khích doanh nghiệp, HTX và mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng, đảm bảo VSATTP.

- Quản lý VSATTP là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phải được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở để đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra; thực hiện thành công việc đảm bảo VSATTP nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và nâng cao uy tín, hình ảnh của tỉnh Thanh Hoá trong quá trình hội nhập và phát triển.

2. Mục tiêu

2.1- Mục tiêu chung

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong công tác quản lý VSATTP; phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể, vai trò tiên phong của các doanh nghiệp; sự tham gia, hưởng ứng tích cực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về VSATTP. Phấn đấu đến năm 2020, các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày như: Gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến ăn ngay; rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, nước sinh hoạt được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu: sản xuất, bảo quản, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trên địa bàn tỉnh và cơ bản đảm bảo VSATTP.

2.2- Mục tiêu cụ thể

a) Đến hết năm 2016:

- Rà soát, sửa đổi, ban hành các quy hoạch, cơ chế, chính sách, các quy định công nhận mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; mô hình chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; mô hình bếp ăn tập thể đạt tiêu chí VSATTP; mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí VSATTP; các văn bản quản lý Nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý về VSATTP ở các cấp, các ngành; thành lập ban chỉ đạo về quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, văn phòng điều phối về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện và ban nông nghiệp xã; thành lập các chốt/trạm kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm từ tỉnh ngoài đưa vào tỉnh tiêu thụ.

- Tập trung đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao tay nghề kiểm nghiệm viên cho các phòng kiểm nghiệm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Y tế; đào tạo nghiệp vụ quản lý Nhà nước về VSATTP cho cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã. Nâng cấp và phát huy hiệu quả của Trung tâm phát triển nông thôn trực thuộc Sở NN&PTNT (xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hoá) trong việc giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch và làm đầu mối để tổ chức ký kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị của các cơ sở sản xuất trong tỉnh.

- Phê duyệt và triển khai kế hoạch xây dựng mô hình đảm bảo VSATTP của từng ngành, địa phương.

- Công bố công khai đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh về vi phạm VSATTP.

b) Đến tháng 6 - 2018:

- 100% sản phẩm thực phẩm sản xuất, chế biến theo mô hình sản xuất lớn, tập trung đáp ứng quy định về VSATTP.

- 90% trở lên sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các quy định về VSATTP.

- 20% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận.

- 60% trở lên cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP, trong đó cơ sở giết mổ tập trung đạt 100%.

- 100% bếp ăn tập thể của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP.

- Số chợ đạt tiêu chí được công nhận chợ đảm bảo VSATTP: Thành phố Thanh Hóa có ít nhất 10 chợ; mỗi thị xã có ít nhất 05 chợ; mỗi huyện đồng bằng, ven biển có ít nhất 03 chợ; mỗi huyện miền núi có ít nhất 02 chợ. Số cửa hàng kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chí được công nhận cửa hàng đảm bảo VSATTP: Thành phố Thanh Hóa có ít nhất 20 cửa hàng; mỗi thị xã có ít nhất 10 cửa hàng; mỗi huyện đồng bằng, ven biển có ít nhất 05 cửa hàng; mỗi huyện miền núi có ít nhất 03 cửa hàng; tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung đông dân cư có ít nhất 03 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; các chợ trên địa bàn tỉnh đều có khu, quầy kinh doanh thực phẩm an toàn.

- 40% trở lên số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí VSATTP; trong đó các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, các phường, thị trấn đạt 100%.

c) Đến hết năm 2020:

- Thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đầy đủ các quy định về VSATTP.

- 50% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận.

- 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP.

- 100% chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quy định về điều kiện VSATTP.

- 90% trở lên số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí VSATTP.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và nhân dân về VSATTP

Các cấp ủy đảng phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên về vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo VSATTP; đưa nhiệm vụ đảm bảo VSATTP vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đảng bộ cơ sở và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo VSATTP; vận động, giáo dục, thuyết phục người thân, quần chúng nơi cư trú, nơi công tác, nơi học tập tích cực tham gia nhiệm vụ đảm bảo VSATTP. Phát huy vai trò của các trưởng thôn, bản trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo VSATTP.

Tăng thời lượng và tần suất phát sóng, đưa tin trên Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn về đảm bảo VSATTP; tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tờ gấp, bảng tin, pano, áp phích, tranh cổ động... để chuyển tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất VSATTP đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nâng cao tính tự giác trong đảm bảo VSATTP, nhất là trong việc sử dụng đất, nước, các vật tư, hoá chất để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Thông tin kịp thời các quy định của pháp luật về đảm bảo VSATTP; chú trọng tuyên truyền về tác hại, thiệt hại của việc không đảm bảo VSATTP; hướng dẫn cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết về các nguy cơ gây mất VSATTP, phân biệt, lựa chọn sản phẩm đảm bảo VSATTP, sản phẩm được kiểm soát, chứng nhận đảm bảo VSATTP... Thường xuyên công bố rộng rãi, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả thanh tra, kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các vụ việc, hành vi vi phạm VSATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

Thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành, cổ động về đảm bảo VSATTP; khuyến khích hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị - xã hội, học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng, ủng hộ các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn; lên án các hành vi gây mất VSATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý về VSATTP cho cán bộ làm công tác quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó ưu tiên đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu. Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức thực hành sản xuất tốt; quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất phụ gia, chất hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn.

2. Tập trung xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí VSATTP

Xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, bao gồm: Lúa, gạo, rau, quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước uống và đồ uống; ưu tiên xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại. Có cơ chế khuyến khích các hộ sản xuất liên kết hình thành tổ hợp tác, HTX, các trang trại, các doanh nghiệp trong việc tạo lập các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

Đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển các mô hình chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn ở các huyện, thị xã, thành phố. Có chính sách hỗ trợ đầu tư, kêu gọi đăng ký đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các chợ, đồng thời xây dựng, ban hành các quy định về đảm bảo VSATTP, nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm được đưa vào kinh doanh; hỗ trợ thiết bị kiểm tra nhanh về VSATTP cho các ban quản lý chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm; chứng nhận chợ, cửa hàng đảm bảo VSATTP. Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chí và quy trình công nhận chợ, cửa hàng VSATTP, quy định trách nhiệm trong quản lý chợ, cửa hàng VSATTP; xóa bỏ và ngăn chặn việc phát sinh các loại chợ tạm, chợ cóc không đảm bảo điều kiện VSATTP.

Xây dựng, phát triển các mô hình kiểm soát VSATTP tại các bếp ăn tập thể. Tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, quy mô, số lượng suất ăn tập thể hàng ngày của các bếp ăn tập thể; yêu cầu các cơ sở đăng ký xây dựng lộ trình để đến năm 2018 đủ điều kiện chứng nhận bếp ăn đảm bảo VSATTP. Ban hành quy định tiêu chí và trình tự, thủ tục công nhận bếp ăn tập thể đạt tiêu chí đảm bảo VSATTP; kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm được đưa vào chế biến; thực hiện ký cam kết và kiểm tra thực hiện cam kết đảm bảo VSATTP của đơn vị có bếp ăn tập thể với cơ quan quản lý chuyên ngành về VSATTP.

Xây dựng và nhân rộng mô hình xã, phường, thị trấn, thôn, bản đạt tiêu chí VSATTP, coi đây là mục tiêu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương. Các ngành chức năng tham mưu xây dựng và ban hành tiêu chí xã, phường, thị trấn VSATTP và quy trình xét, công nhận đạt tiêu chí VSATTP; đưa nội dung đảm bảo VSATTP là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát, đánh giá, lựa chọn các xã, phường, thị trấn đủ điều kiện để xây dựng mô hình, trước hết là các xã đã được công nhận nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2018 tất cả các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đồng thời được công nhận xã đạt tiêu chí đảm bảo VSATTP. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã triển khai thực hiện cấp, thu hồi giấy xác nhận xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ làm cơ sở quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, bổ sung quy hoạch, sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với nông sản thực phẩm; quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm gắn với các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh, kết hợp chặt chẽ với việc quản lý quy hoạch, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hạ tầng để thực hiện quy hoạch.

Rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh: Quy định phân công trách nhiệm và xử lý vi phạm trong quản lý vật tư nông nghiệp và VSATTP; Quy định tiêu chí về xã, phường, thị trấn VSATTP; Quy định tiêu chí chợ, bếp ăn tập thể, cơ sở giết mổ đảm bảo VSATTP; Quy định chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình quản lý, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ xây dựng xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các tiêu chí xã, phường, thị trấn đảm bảo VSATTP. Bổ sung chính sách thu hút doanh nghiệp liên kết hình thành các chuỗi thực phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đảm bảo đủ kinh phí hàng năm cho công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo VSATTP trên địa bàn và theo phân cấp quản lý.

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quản lý và nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng thực phẩm

Cơ quan quản lý cấp tỉnh: Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đầu tư nâng cao khả năng phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng cho các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước, nhất là cho hai ngành: Y tế, NN&PTNT để đảm bảo kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm, kháng sinh, tồn dư hóa chất,... gây mất VSATTP.

Cơ quan quản lý cấp huyện: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý VSATTP trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, ưu tiên trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng.

Cơ quan quản lý cấp xã: Đầu tư cho các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp; tập trung đầu tư hỗ trợ thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường; hỗ trợ công tác tuyên truyền, giám sát, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, xác nhận xuất xứ của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Hỗ trợ trang thiết bị kiểm tra nhanh cho các tổ chức, cá nhân quản lý chợ nhằm kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm về chất lượng VSATTP kịp thời; xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã

Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý ở các cấp, các ngành theo hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu công tác quản lý VSATTP trong giai đoạn mới. Thành lập ban chỉ đạo về quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó chủ tịch UBND các cấp làm trưởng ban; thành lập văn phòng điều phối về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện và ban nông nghiệp xã để giúp việc cho ban chỉ đạo các cấp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục. Văn phòng điều phối về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện được tham mưu điều động lực lượng thanh tra đảm bảo đủ lực lượng để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện về công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn quản lý. Thành lập các chốt/trạm kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm từ tỉnh ngoài đưa vào tiêu thụ trong tỉnh theo tinh thần Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV; bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp, có trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các chốt/trạm kiểm tra. Việc thành lập mới các tổ chức trên không làm tăng biên chế mà điều động cán bộ, công chức từ các ngành, cơ quan phù hợp để đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý VSATTP trên địa bàn.

UBND xã thành lập ban nông nghiệp xã là đầu mối tham mưu cho UBND xã và ban chỉ đạo xã về quản lý nông, lâm, ngư nghiệp và VSATTP trên địa bàn; UBND các phường, thị trấn giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc làm đầu mối quản lý VSATTP để tham mưu trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP trên địa bàn; chỉ đạo trưởng thôn, bản, khu phố thành lập các tổ giám sát cộng đồng, tổ tự quản để giám sát việc sử dụng vật tư nông nghiệp và sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

6. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về VSATTP

UBND tỉnh phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành trong quản lý vật tư nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác; ngăn chặn không đưa vào sử dụng các loại vật tư nông nghiệp không nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra, phân loại, cấp phép sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định hoạt động. Đẩy mạnh công tác kiểm tra ở cấp huyện, công tác giám sát của cấp xã trong việc sử dụng hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; xác định rõ cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, trách nhiệm trong phối hợp đảm bảo cơ động, linh hoạt và hiệu quả, không chồng chéo. Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo VSATTP theo lĩnh vực được phân công, phân cấp; xử lý nghiêm những cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý VSATTP. Công khai đường dây nóng của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã để tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phạm; khuyến khích và khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chính xác và có giá trị phục vụ công tác quản lý VSATTP.

Tập trung kiểm tra, quản lý chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm từ tỉnh ngoài đưa vào tiêu thụ trong tỉnh; các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thường xuyên kiểm tra, giám sát sản phẩm nhằm phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không có trong danh mục.

Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về VSATTP tại các chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chợ trong việc duy trì và nâng cấp điều kiện VSATTP; quy định các sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ mới được đưa vào trong chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh để giám sát VSATTP đối với sản phẩm thực phẩm.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm, trong đó tập trung phát hiện sớm, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến thực phẩm. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có sự phản ánh của các tổ chức, cá nhân và của quần chúng nhân dân về các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiên quyết tịch thu, tiêu hủy những sản phẩm không đảm bảo VSATTP và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển thực phẩm không đảm bảo VSATTP. Công khai đầy đủ các cơ sở đủ điều kiện, không đủ điều kiện, cơ sở bị xử lý vi phạm... theo đúng quy định.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, đặc biệt là cơ sở chế biến thực phẩm ăn ngay, kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong trên địa bàn. Tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở nhỏ lẻ, hộ nông dân; phối hợp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát cộng đồng; tổ chức thực hiện cấp, thu hồi giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ tại địa phương.

7. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, các đơn vị được giao nhiệm vụ trong công tác đảm bảo VSATTP

Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã phải xác định công tác đảm bảo VSATTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; tập trung nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý VSATTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Kết quả thực hiện công tác quản lý VSATTP của từng đơn vị làm căn cứ để xem xét xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Đối với cấp xã, nếu không hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn quản lý theo kế hoạch hàng năm được giao thì đồng chí bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã bị đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm. Đối với cấp huyện, thị, thành phố không hoàn thành nhiệm vụ tỉnh giao về công tác đảm bảo VSATTP, có các xã, phường, thị trấn không hoàn thành nhiệm vụ thì tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm khi đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, điểm tối đa bị trừ là 40 điểm, tối thiểu bị trừ là 10 điểm; các sở, ngành cấp tỉnh nếu không hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ công tác đảm bảo VSATTP của tỉnh theo kế hoạch hàng năm thì người đứng đầu sẽ bị hạ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm.

Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý VSATTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải coi công tác đảm bảo VSATTP là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên. Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông về VSATTP trong hệ thống tổ chức của mình từ cấp tỉnh đến cấp xã, cộng đồng khu dân cư; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực, tự giác tham gia thực hiện công tác đảm bảo VSATTP. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật về VSATTP. Tổ chức các phong trào thi đua phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; coi việc vận động toàn dân thực hiện đảm bảo VSATTP là nội dung trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bổ sung vào tiêu chí công nhận là gia đình văn hoá đối với các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt, kịp thời khen thưởng, động viên đoàn viên, hội viên, các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo VSATTP.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Căn cứ nội dung nghị quyết, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong tổ chức triển khai thực hiện.

2- Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh căn cứ nội dung nghị quyết cụ thể hóa thành kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết (có dự án đầu tư, cơ chế, chính sách, phân công nhiệm vụ cho các ngành, các cấp); đấu mối với các bộ, ngành Trung ương thu hút các nguồn lực phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình VSATTP và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm để chỉ đạo, điều hành quyết liệt, quyết tâm thực hiện thành công nghị quyết.

3- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể nhân dân xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện nghị quyết và trực tiếp lãnh đạo triển khai thực hiện; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

4- Các ban của Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết để đạt kết quả cao.

5- Các huyện, thị, thành ủy xây dựng kế hoạch hành động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện nghị quyết. Hàng tháng, quý, năm, trong sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ phải đánh giá, kiểm điểm việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo VSATTP; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện không đúng quy định của Nhà nước; những đơn vị không hoàn thành kế hoạch hàng năm thì tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ.

6- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện nghị quyết; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

T/M BAN CHẤP HÀNH
BÍ THƯ
Trịnh Văn Chiến
(đã ký)

Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Đăng lúc: 14/10/2016 15:33:59 (GMT+7)

Ngày 18-8-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Sau đây là toàn văn nghị quyết.

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả bước đầu. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; một số mô hình sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hình thành, làm cơ sở để nhân rộng, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ được chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về ATTP ở tỉnh ta hiện nay nhiều nơi và một số lĩnh vực rất nghiêm trọng; các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp và diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản xảy ra ở nhiều nơi. Việc tuân thủ thời gian cách ly, ngừng sử dụng hóa chất, thuốc kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm nông sản chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nguy cơ gây mất VSATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế thực phẩm do sử dụng đất trồng, nước tưới tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng... còn rất cao. Tình trạng sử dụng hóa chất, chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông thực phẩm đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, tác động xấu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, môi trường đầu tư và uy tín, hình ảnh của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do: Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý ATTP; chậm phát hiện và xử lý chưa kịp thời, không nghiêm túc các vi phạm. Tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành về thực hiện nhiệm vụ này chưa đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả; phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, có việc chồng chéo, bỏ sót; lực lượng kiểm tra, thanh tra vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Chưa phát huy được vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân trong công tác đảm bảo VSATTP. Ý thức trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân về đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn rất yếu kém.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ giống nòi, nâng cao vị thế, hình ảnh của tỉnh đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập trong giai đoạn mới, cần phải nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất VSATTP, xây dựng thương hiệu các sản phẩm thực phẩm của tỉnh, kích cầu tiêu dùng, phát triển các dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- ATTP là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân dân, phát triển giống nòi; đảm bảo VSATTP là nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý; là trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.

- Đảm bảo VSATTP phải được thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, trong đó đảm bảo VSATTP ở khâu sản xuất, chế biến là quan trọng nhất; trong quản lý vừa phải phân công rõ ràng trách nhiệm của các ngành, các cấp, vừa nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với đẩy mạnh xã hội hoá công tác kiểm soát chất lượng VSATTP; khuyến khích doanh nghiệp, HTX và mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng, đảm bảo VSATTP.

- Quản lý VSATTP là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phải được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở để đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra; thực hiện thành công việc đảm bảo VSATTP nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và nâng cao uy tín, hình ảnh của tỉnh Thanh Hoá trong quá trình hội nhập và phát triển.

2. Mục tiêu

2.1- Mục tiêu chung

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong công tác quản lý VSATTP; phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể, vai trò tiên phong của các doanh nghiệp; sự tham gia, hưởng ứng tích cực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về VSATTP. Phấn đấu đến năm 2020, các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày như: Gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến ăn ngay; rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, nước sinh hoạt được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu: sản xuất, bảo quản, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trên địa bàn tỉnh và cơ bản đảm bảo VSATTP.

2.2- Mục tiêu cụ thể

a) Đến hết năm 2016:

- Rà soát, sửa đổi, ban hành các quy hoạch, cơ chế, chính sách, các quy định công nhận mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; mô hình chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; mô hình bếp ăn tập thể đạt tiêu chí VSATTP; mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí VSATTP; các văn bản quản lý Nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý về VSATTP ở các cấp, các ngành; thành lập ban chỉ đạo về quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, văn phòng điều phối về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện và ban nông nghiệp xã; thành lập các chốt/trạm kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm từ tỉnh ngoài đưa vào tỉnh tiêu thụ.

- Tập trung đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao tay nghề kiểm nghiệm viên cho các phòng kiểm nghiệm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Y tế; đào tạo nghiệp vụ quản lý Nhà nước về VSATTP cho cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã. Nâng cấp và phát huy hiệu quả của Trung tâm phát triển nông thôn trực thuộc Sở NN&PTNT (xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hoá) trong việc giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch và làm đầu mối để tổ chức ký kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị của các cơ sở sản xuất trong tỉnh.

- Phê duyệt và triển khai kế hoạch xây dựng mô hình đảm bảo VSATTP của từng ngành, địa phương.

- Công bố công khai đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh về vi phạm VSATTP.

b) Đến tháng 6 - 2018:

- 100% sản phẩm thực phẩm sản xuất, chế biến theo mô hình sản xuất lớn, tập trung đáp ứng quy định về VSATTP.

- 90% trở lên sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các quy định về VSATTP.

- 20% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận.

- 60% trở lên cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP, trong đó cơ sở giết mổ tập trung đạt 100%.

- 100% bếp ăn tập thể của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP.

- Số chợ đạt tiêu chí được công nhận chợ đảm bảo VSATTP: Thành phố Thanh Hóa có ít nhất 10 chợ; mỗi thị xã có ít nhất 05 chợ; mỗi huyện đồng bằng, ven biển có ít nhất 03 chợ; mỗi huyện miền núi có ít nhất 02 chợ. Số cửa hàng kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chí được công nhận cửa hàng đảm bảo VSATTP: Thành phố Thanh Hóa có ít nhất 20 cửa hàng; mỗi thị xã có ít nhất 10 cửa hàng; mỗi huyện đồng bằng, ven biển có ít nhất 05 cửa hàng; mỗi huyện miền núi có ít nhất 03 cửa hàng; tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung đông dân cư có ít nhất 03 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; các chợ trên địa bàn tỉnh đều có khu, quầy kinh doanh thực phẩm an toàn.

- 40% trở lên số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí VSATTP; trong đó các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, các phường, thị trấn đạt 100%.

c) Đến hết năm 2020:

- Thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đầy đủ các quy định về VSATTP.

- 50% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận.

- 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện VSATTP.

- 100% chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quy định về điều kiện VSATTP.

- 90% trở lên số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí VSATTP.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và nhân dân về VSATTP

Các cấp ủy đảng phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên về vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo VSATTP; đưa nhiệm vụ đảm bảo VSATTP vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đảng bộ cơ sở và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo VSATTP; vận động, giáo dục, thuyết phục người thân, quần chúng nơi cư trú, nơi công tác, nơi học tập tích cực tham gia nhiệm vụ đảm bảo VSATTP. Phát huy vai trò của các trưởng thôn, bản trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo VSATTP.

Tăng thời lượng và tần suất phát sóng, đưa tin trên Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn về đảm bảo VSATTP; tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tờ gấp, bảng tin, pano, áp phích, tranh cổ động... để chuyển tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất VSATTP đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nâng cao tính tự giác trong đảm bảo VSATTP, nhất là trong việc sử dụng đất, nước, các vật tư, hoá chất để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Thông tin kịp thời các quy định của pháp luật về đảm bảo VSATTP; chú trọng tuyên truyền về tác hại, thiệt hại của việc không đảm bảo VSATTP; hướng dẫn cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết về các nguy cơ gây mất VSATTP, phân biệt, lựa chọn sản phẩm đảm bảo VSATTP, sản phẩm được kiểm soát, chứng nhận đảm bảo VSATTP... Thường xuyên công bố rộng rãi, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả thanh tra, kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các vụ việc, hành vi vi phạm VSATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

Thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, diễu hành, cổ động về đảm bảo VSATTP; khuyến khích hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị - xã hội, học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng, ủng hộ các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn; lên án các hành vi gây mất VSATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý về VSATTP cho cán bộ làm công tác quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó ưu tiên đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu. Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức thực hành sản xuất tốt; quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất phụ gia, chất hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn.

2. Tập trung xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí VSATTP

Xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, bao gồm: Lúa, gạo, rau, quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước uống và đồ uống; ưu tiên xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại. Có cơ chế khuyến khích các hộ sản xuất liên kết hình thành tổ hợp tác, HTX, các trang trại, các doanh nghiệp trong việc tạo lập các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

Đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển các mô hình chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn ở các huyện, thị xã, thành phố. Có chính sách hỗ trợ đầu tư, kêu gọi đăng ký đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các chợ, đồng thời xây dựng, ban hành các quy định về đảm bảo VSATTP, nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm được đưa vào kinh doanh; hỗ trợ thiết bị kiểm tra nhanh về VSATTP cho các ban quản lý chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm; chứng nhận chợ, cửa hàng đảm bảo VSATTP. Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chí và quy trình công nhận chợ, cửa hàng VSATTP, quy định trách nhiệm trong quản lý chợ, cửa hàng VSATTP; xóa bỏ và ngăn chặn việc phát sinh các loại chợ tạm, chợ cóc không đảm bảo điều kiện VSATTP.

Xây dựng, phát triển các mô hình kiểm soát VSATTP tại các bếp ăn tập thể. Tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, quy mô, số lượng suất ăn tập thể hàng ngày của các bếp ăn tập thể; yêu cầu các cơ sở đăng ký xây dựng lộ trình để đến năm 2018 đủ điều kiện chứng nhận bếp ăn đảm bảo VSATTP. Ban hành quy định tiêu chí và trình tự, thủ tục công nhận bếp ăn tập thể đạt tiêu chí đảm bảo VSATTP; kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm được đưa vào chế biến; thực hiện ký cam kết và kiểm tra thực hiện cam kết đảm bảo VSATTP của đơn vị có bếp ăn tập thể với cơ quan quản lý chuyên ngành về VSATTP.

Xây dựng và nhân rộng mô hình xã, phường, thị trấn, thôn, bản đạt tiêu chí VSATTP, coi đây là mục tiêu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương. Các ngành chức năng tham mưu xây dựng và ban hành tiêu chí xã, phường, thị trấn VSATTP và quy trình xét, công nhận đạt tiêu chí VSATTP; đưa nội dung đảm bảo VSATTP là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát, đánh giá, lựa chọn các xã, phường, thị trấn đủ điều kiện để xây dựng mô hình, trước hết là các xã đã được công nhận nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2018 tất cả các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đồng thời được công nhận xã đạt tiêu chí đảm bảo VSATTP. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã triển khai thực hiện cấp, thu hồi giấy xác nhận xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ làm cơ sở quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, bổ sung quy hoạch, sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với nông sản thực phẩm; quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm gắn với các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh, kết hợp chặt chẽ với việc quản lý quy hoạch, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hạ tầng để thực hiện quy hoạch.

Rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh: Quy định phân công trách nhiệm và xử lý vi phạm trong quản lý vật tư nông nghiệp và VSATTP; Quy định tiêu chí về xã, phường, thị trấn VSATTP; Quy định tiêu chí chợ, bếp ăn tập thể, cơ sở giết mổ đảm bảo VSATTP; Quy định chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình quản lý, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ xây dựng xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các tiêu chí xã, phường, thị trấn đảm bảo VSATTP. Bổ sung chính sách thu hút doanh nghiệp liên kết hình thành các chuỗi thực phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đảm bảo đủ kinh phí hàng năm cho công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo VSATTP trên địa bàn và theo phân cấp quản lý.

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quản lý và nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng thực phẩm

Cơ quan quản lý cấp tỉnh: Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đầu tư nâng cao khả năng phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng cho các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước, nhất là cho hai ngành: Y tế, NN&PTNT để đảm bảo kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm, kháng sinh, tồn dư hóa chất,... gây mất VSATTP.

Cơ quan quản lý cấp huyện: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý VSATTP trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, ưu tiên trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng.

Cơ quan quản lý cấp xã: Đầu tư cho các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp; tập trung đầu tư hỗ trợ thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường; hỗ trợ công tác tuyên truyền, giám sát, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, xác nhận xuất xứ của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Hỗ trợ trang thiết bị kiểm tra nhanh cho các tổ chức, cá nhân quản lý chợ nhằm kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm về chất lượng VSATTP kịp thời; xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã

Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý ở các cấp, các ngành theo hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu công tác quản lý VSATTP trong giai đoạn mới. Thành lập ban chỉ đạo về quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó chủ tịch UBND các cấp làm trưởng ban; thành lập văn phòng điều phối về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện và ban nông nghiệp xã để giúp việc cho ban chỉ đạo các cấp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục. Văn phòng điều phối về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện được tham mưu điều động lực lượng thanh tra đảm bảo đủ lực lượng để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện về công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn quản lý. Thành lập các chốt/trạm kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm từ tỉnh ngoài đưa vào tiêu thụ trong tỉnh theo tinh thần Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV; bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp, có trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các chốt/trạm kiểm tra. Việc thành lập mới các tổ chức trên không làm tăng biên chế mà điều động cán bộ, công chức từ các ngành, cơ quan phù hợp để đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý VSATTP trên địa bàn.

UBND xã thành lập ban nông nghiệp xã là đầu mối tham mưu cho UBND xã và ban chỉ đạo xã về quản lý nông, lâm, ngư nghiệp và VSATTP trên địa bàn; UBND các phường, thị trấn giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc làm đầu mối quản lý VSATTP để tham mưu trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP trên địa bàn; chỉ đạo trưởng thôn, bản, khu phố thành lập các tổ giám sát cộng đồng, tổ tự quản để giám sát việc sử dụng vật tư nông nghiệp và sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

6. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về VSATTP

UBND tỉnh phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành trong quản lý vật tư nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác; ngăn chặn không đưa vào sử dụng các loại vật tư nông nghiệp không nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra, phân loại, cấp phép sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định hoạt động. Đẩy mạnh công tác kiểm tra ở cấp huyện, công tác giám sát của cấp xã trong việc sử dụng hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; xác định rõ cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, trách nhiệm trong phối hợp đảm bảo cơ động, linh hoạt và hiệu quả, không chồng chéo. Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo VSATTP theo lĩnh vực được phân công, phân cấp; xử lý nghiêm những cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý VSATTP. Công khai đường dây nóng của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã để tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phạm; khuyến khích và khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chính xác và có giá trị phục vụ công tác quản lý VSATTP.

Tập trung kiểm tra, quản lý chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm từ tỉnh ngoài đưa vào tiêu thụ trong tỉnh; các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thường xuyên kiểm tra, giám sát sản phẩm nhằm phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không có trong danh mục.

Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về VSATTP tại các chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chợ trong việc duy trì và nâng cấp điều kiện VSATTP; quy định các sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ mới được đưa vào trong chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh để giám sát VSATTP đối với sản phẩm thực phẩm.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm, trong đó tập trung phát hiện sớm, kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến thực phẩm. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có sự phản ánh của các tổ chức, cá nhân và của quần chúng nhân dân về các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiên quyết tịch thu, tiêu hủy những sản phẩm không đảm bảo VSATTP và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển thực phẩm không đảm bảo VSATTP. Công khai đầy đủ các cơ sở đủ điều kiện, không đủ điều kiện, cơ sở bị xử lý vi phạm... theo đúng quy định.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, đặc biệt là cơ sở chế biến thực phẩm ăn ngay, kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong trên địa bàn. Tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở nhỏ lẻ, hộ nông dân; phối hợp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát cộng đồng; tổ chức thực hiện cấp, thu hồi giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ tại địa phương.

7. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, các đơn vị được giao nhiệm vụ trong công tác đảm bảo VSATTP

Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý VSATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã phải xác định công tác đảm bảo VSATTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; tập trung nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý VSATTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Kết quả thực hiện công tác quản lý VSATTP của từng đơn vị làm căn cứ để xem xét xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Đối với cấp xã, nếu không hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn quản lý theo kế hoạch hàng năm được giao thì đồng chí bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã bị đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong năm. Đối với cấp huyện, thị, thành phố không hoàn thành nhiệm vụ tỉnh giao về công tác đảm bảo VSATTP, có các xã, phường, thị trấn không hoàn thành nhiệm vụ thì tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm khi đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, điểm tối đa bị trừ là 40 điểm, tối thiểu bị trừ là 10 điểm; các sở, ngành cấp tỉnh nếu không hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ công tác đảm bảo VSATTP của tỉnh theo kế hoạch hàng năm thì người đứng đầu sẽ bị hạ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm.

Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý VSATTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải coi công tác đảm bảo VSATTP là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên. Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông về VSATTP trong hệ thống tổ chức của mình từ cấp tỉnh đến cấp xã, cộng đồng khu dân cư; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực, tự giác tham gia thực hiện công tác đảm bảo VSATTP. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật về VSATTP. Tổ chức các phong trào thi đua phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; coi việc vận động toàn dân thực hiện đảm bảo VSATTP là nội dung trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bổ sung vào tiêu chí công nhận là gia đình văn hoá đối với các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt, kịp thời khen thưởng, động viên đoàn viên, hội viên, các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo VSATTP.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Căn cứ nội dung nghị quyết, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong tổ chức triển khai thực hiện.

2- Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh căn cứ nội dung nghị quyết cụ thể hóa thành kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết (có dự án đầu tư, cơ chế, chính sách, phân công nhiệm vụ cho các ngành, các cấp); đấu mối với các bộ, ngành Trung ương thu hút các nguồn lực phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình VSATTP và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm để chỉ đạo, điều hành quyết liệt, quyết tâm thực hiện thành công nghị quyết.

3- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể nhân dân xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện nghị quyết và trực tiếp lãnh đạo triển khai thực hiện; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

4- Các ban của Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết để đạt kết quả cao.

5- Các huyện, thị, thành ủy xây dựng kế hoạch hành động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện nghị quyết. Hàng tháng, quý, năm, trong sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ phải đánh giá, kiểm điểm việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo VSATTP; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện không đúng quy định của Nhà nước; những đơn vị không hoàn thành kế hoạch hàng năm thì tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ.

6- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện nghị quyết; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

T/M BAN CHẤP HÀNH
BÍ THƯ
Trịnh Văn Chiến
(đã ký)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)