Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, những vấn đề cần quan tâm

Ngày 07/05/2014 14:47:24

(THO) - Công chức tư pháp - hộ tịch (CCTP-HT) là một trong 7 chức danh công chức cấp xã. CCTP-HT vừa phải đảm nhiệm rất nhiều công việc tư pháp mang tính “hành chính trật tự” vừa đảm nhận công tác hộ tịch có tính ổn định và đòi hỏi chuyên môn cao.


Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa).
(THO) - Công chức tư pháp - hộ tịch (CCTP-HT) là một trong 7 chức danh công chức cấp xã. CCTP-HT vừa phải đảm nhiệm rất nhiều công việc tư pháp mang tính “hành chính trật tự” vừa đảm nhận công tác hộ tịch có tính ổn định và đòi hỏi chuyên môn cao.
Mặc dù tính chất công việc có sự khác biệt, nhưng hiện nay hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chỉ có một CCTP-HT, chỉ số ít địa phương bố trí được ngân sách địa phương để sắp xếp thêm một cán bộ hợp đồng. Điều này đã gây khó khăn và trở ngại trong việc giải quyết công việc, nhất là tại các địa phương đang phát triển mạnh, đông dân cư.

Tại xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa), toàn xã có hơn 12.000 dân (bao gồm cả tạm trú), lại tập trung nhiều cán bộ, công chức và học sinh, sinh viên nên có nhu cầu lớn về công chứng, chứng thực. Vì vậy, chị Lê Thị Phương, phụ trách công tác TP-HT thường xuyên phải làm thêm giờ và nỗ lực mới hoàn thành nhiệm vụ được giao, chủ yếu giải quyết công việc liên quan đến vấn đề hộ tịch. Những cán bộ như chị, việc đảm đương thêm nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp như tuyên truyền pháp luật, hòa giải cơ sở đã khó, chưa nói đến vai trò quan trọng của đội ngũ này trong lĩnh vực tư pháp là tham mưu cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn về lĩnh vực pháp lý khác như giải phóng mặt bằng, giải quyết an ninh trật tự... Điều này lý giải một phần về sự hạn chế trong hiểu biết pháp luật của người dân.

Vấn đề đặt ra là họ có đủ kiến thức chuyên sâu cả về tư pháp và hộ tịch trong khi hai lĩnh vực này đều đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ?. Bởi vì, theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về cán bộ TP-HT cấp xã thì ngoài các tiêu chuẩn theo Luật Cán bộ công chức thì CCTP-HT phải có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2013, tại 637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 815 CCTP- HT. Trong đó, số công chức được đào tạo đúng chuyên ngành từ trung cấp luật trở lên là 625, tương đương 77%. Còn lại 190 công chức chiếm 23% tốt nghiệp các chuyên ngành khác và chưa được đào tạo; chưa kể đến đội ngũ CCTP-HT lại thường xuyên luân chuyển công tác theo nhiệm kỳ HĐND và UBND gây khó khăn cho đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ mất nhiều thời gian, công sức.

Để khắc phục một phần tình trạng trên, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH đã xây dựng chỉ tiêu CBCC cho cấp xã, phường, thị trấn. Trong đó, số công chức được bố trí phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ, ưu tiên bố trí thêm cho các chức danh TP-HT đã tạo sự linh hoạt trong sắp xếp nhân sự phù hợp với địa phương. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tư pháp. Ông Nguyễn Danh Lơi, chánh văn phòng Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Do hiện nay CCTP-HT không thuộc sự quản lý theo ngành dọc mà thuộc sự quản lý trực tiếp của từng địa phương nên khó khăn trong sắp xếp thời gian và tập hợp nguồn kinh phí cho bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy vậy, năm vừa qua, thực hiện Quyết định số 2155/QĐ-BTP ngày 28-8-2013 của Bộ Tư pháp và Kế hoạch số 1460/KH-STP ngày 8-11-2013 của Sở Tư pháp về việc tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức phòng tư pháp và CCTP-HT cấp xã, toàn tỉnh đã có 485 cán bộ xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nghiệp vụ. Đáng chú ý là công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ cấp xã của 11 huyện miền núi được chú trọng. Các lớp học tập trung chuyển tải cho học viên các chuyên đề như: Giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã và vai trò của CCTP-HT... Bên cạnh đó, việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát huy tính linh hoạt và chủ động trong công việc cũng được quan tâm. Thông qua các lớp bồi dưỡng trên, đã phần nào bổ trợ kiến thức chuyên môn cho đội ngũ làm CCTP-HT, khắc phục dần những khiếm khuyết trong công tác tuyển dụng CBCC, đặc biệt tại các xã miền núi.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng CCTP-HT, cũng theo ông Nguyễn Danh Lơi: cùng với việc tiếp tục mở lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì công tác tuyển dụng người có đủ tiêu chuẩn cần được chú trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Tại các huyện có điều kiện kinh tế khó khăn dựa vào chính sách phát triển nguồn nhân lực để tuyển con em đi đào tạo nâng cao trình độ. Ngoài những xã cấp 1 được bố trí 2 CCTP-HT như hiện nay, tỉnh Thanh Hóa và Bộ Tư pháp cần có kế hoạch mở rộng phạm vi ở những xã cấp 2 để giảm gánh nặng công việc nhằm nâng cao hiệu quả lâu dài trong công tác tư pháp và các dịch vụ công tại địa bàn cơ sở trong tỉnh.

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, những vấn đề cần quan tâm

Đăng lúc: 07/05/2014 14:47:24 (GMT+7)

(THO) - Công chức tư pháp - hộ tịch (CCTP-HT) là một trong 7 chức danh công chức cấp xã. CCTP-HT vừa phải đảm nhiệm rất nhiều công việc tư pháp mang tính “hành chính trật tự” vừa đảm nhận công tác hộ tịch có tính ổn định và đòi hỏi chuyên môn cao.


Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa).
(THO) - Công chức tư pháp - hộ tịch (CCTP-HT) là một trong 7 chức danh công chức cấp xã. CCTP-HT vừa phải đảm nhiệm rất nhiều công việc tư pháp mang tính “hành chính trật tự” vừa đảm nhận công tác hộ tịch có tính ổn định và đòi hỏi chuyên môn cao.
Mặc dù tính chất công việc có sự khác biệt, nhưng hiện nay hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chỉ có một CCTP-HT, chỉ số ít địa phương bố trí được ngân sách địa phương để sắp xếp thêm một cán bộ hợp đồng. Điều này đã gây khó khăn và trở ngại trong việc giải quyết công việc, nhất là tại các địa phương đang phát triển mạnh, đông dân cư.

Tại xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa), toàn xã có hơn 12.000 dân (bao gồm cả tạm trú), lại tập trung nhiều cán bộ, công chức và học sinh, sinh viên nên có nhu cầu lớn về công chứng, chứng thực. Vì vậy, chị Lê Thị Phương, phụ trách công tác TP-HT thường xuyên phải làm thêm giờ và nỗ lực mới hoàn thành nhiệm vụ được giao, chủ yếu giải quyết công việc liên quan đến vấn đề hộ tịch. Những cán bộ như chị, việc đảm đương thêm nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp như tuyên truyền pháp luật, hòa giải cơ sở đã khó, chưa nói đến vai trò quan trọng của đội ngũ này trong lĩnh vực tư pháp là tham mưu cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn về lĩnh vực pháp lý khác như giải phóng mặt bằng, giải quyết an ninh trật tự... Điều này lý giải một phần về sự hạn chế trong hiểu biết pháp luật của người dân.

Vấn đề đặt ra là họ có đủ kiến thức chuyên sâu cả về tư pháp và hộ tịch trong khi hai lĩnh vực này đều đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ?. Bởi vì, theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về cán bộ TP-HT cấp xã thì ngoài các tiêu chuẩn theo Luật Cán bộ công chức thì CCTP-HT phải có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2013, tại 637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 815 CCTP- HT. Trong đó, số công chức được đào tạo đúng chuyên ngành từ trung cấp luật trở lên là 625, tương đương 77%. Còn lại 190 công chức chiếm 23% tốt nghiệp các chuyên ngành khác và chưa được đào tạo; chưa kể đến đội ngũ CCTP-HT lại thường xuyên luân chuyển công tác theo nhiệm kỳ HĐND và UBND gây khó khăn cho đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ mất nhiều thời gian, công sức.

Để khắc phục một phần tình trạng trên, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH đã xây dựng chỉ tiêu CBCC cho cấp xã, phường, thị trấn. Trong đó, số công chức được bố trí phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ, ưu tiên bố trí thêm cho các chức danh TP-HT đã tạo sự linh hoạt trong sắp xếp nhân sự phù hợp với địa phương. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tư pháp. Ông Nguyễn Danh Lơi, chánh văn phòng Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Do hiện nay CCTP-HT không thuộc sự quản lý theo ngành dọc mà thuộc sự quản lý trực tiếp của từng địa phương nên khó khăn trong sắp xếp thời gian và tập hợp nguồn kinh phí cho bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy vậy, năm vừa qua, thực hiện Quyết định số 2155/QĐ-BTP ngày 28-8-2013 của Bộ Tư pháp và Kế hoạch số 1460/KH-STP ngày 8-11-2013 của Sở Tư pháp về việc tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức phòng tư pháp và CCTP-HT cấp xã, toàn tỉnh đã có 485 cán bộ xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nghiệp vụ. Đáng chú ý là công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ cấp xã của 11 huyện miền núi được chú trọng. Các lớp học tập trung chuyển tải cho học viên các chuyên đề như: Giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã và vai trò của CCTP-HT... Bên cạnh đó, việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát huy tính linh hoạt và chủ động trong công việc cũng được quan tâm. Thông qua các lớp bồi dưỡng trên, đã phần nào bổ trợ kiến thức chuyên môn cho đội ngũ làm CCTP-HT, khắc phục dần những khiếm khuyết trong công tác tuyển dụng CBCC, đặc biệt tại các xã miền núi.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng CCTP-HT, cũng theo ông Nguyễn Danh Lơi: cùng với việc tiếp tục mở lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì công tác tuyển dụng người có đủ tiêu chuẩn cần được chú trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Tại các huyện có điều kiện kinh tế khó khăn dựa vào chính sách phát triển nguồn nhân lực để tuyển con em đi đào tạo nâng cao trình độ. Ngoài những xã cấp 1 được bố trí 2 CCTP-HT như hiện nay, tỉnh Thanh Hóa và Bộ Tư pháp cần có kế hoạch mở rộng phạm vi ở những xã cấp 2 để giảm gánh nặng công việc nhằm nâng cao hiệu quả lâu dài trong công tác tư pháp và các dịch vụ công tại địa bàn cơ sở trong tỉnh.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)