Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Điểm tin các hoạt động nổi bật trong tuần của xã Yên Nhân

Ngày 09/09/2016 09:13:36

* Ngày 30/8 UBND xã Yên Nhân đã tổ chức hội nghị sơ kết chương trình nông thôn mới 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2016.

Hội nghị đã nghe đồng chí Trịnh Văn Trường trình bày báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM 8 tháng đầu năm 2016. Đánh giá kết quả thực hiện, chương trình NTM xã Yên Nhân cho đến thời điểm hiện nay đã đạt được 11/19 tiêu chí NTM, 28/39 chỉ tiêu NTM đã đạt chuẩn. Các tiêu chí đã đạt chuẩn gồm tiêu chí số 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí số 3 về thuỷ lợi; tiêu chí 4 về Điện; tiêu chí 8 về Bưư điện; tiêu chí 9 về nhà ở dân cư; tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí 15 về Y tế; tiêu chí số 16 về văn hoá; tiêu chí 17 về môi trường; tiêu chí 18 về hệ thống chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí 19 về an ninh trật tự xã hội. Đối với 2 tiêu chí đăng ký trong năm 2016: Tiêu chí số 14 về Giáo dục không đạt do tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ thấp, tỷ lệ học sinh theo học THPT và học nghề không đạt 70 %; Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá có thể đạt do được đầu tư xây dựng nhà văn hoá. Đối với các thôn, xã Yên Nhân có 6 thôn, tính đến nay chưa có thôn nào đạt chuẩn NTM: Thôn Chiềng đạt 10/14 tiêu chí; các thôn còn lại đạt 9/19 tiêu chí. Các tiêu chí đạt được đã được đánh giá trên hội nghị, tuy nhiên có một số tiêu chí hiện đã đạt không bền vững như tiêu chí số 17 về Môi trường. Các ý kiến thảo luận trong cũng hội nghị cũng phân tích thực trạng về vệ sinh môi trường đó là hầu hết các hộ chăn nuôi đều xả nước thải, chất thải ra môi trường, không qua xử lý, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

* Ngày 1/9/2016 UBND xã đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2015 – 2016 nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Thành phần tham dự hội nghị gồm có TT ĐU-HĐND-UBND-MTTQ, các ban ngành đoàn thể, Bí thư, trưởng thôn, trưởng ban công tác MT 06 thôn, và cán bộ lãnh đạo quản lý 4 nhà trường. Chủ trì hội nghị: Đ/c Lang Đức Thọ - CT UBND xã. Qua hội nghị được nghe đồng chí Trịnh Văn Trường trình bày báo cáo Tổng kết năm học 2015-2016. Nội dung báo cáo tập chung đánh giá kết quả năm học 2015-2016, nêu rõ những nguyên nhân tồn tại hạn chế và biện pháp khắc phục và nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tiếp theo.

Hội nghị cũng đã phân tích, chỉ rõ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác giáo dục của địa phương. Trong năm học 2015 – 2016, kết quả phổ cập giáo dục từ mầm non đến THCS đều được giữ vững, tỷ lệ học sinh ra lớp được duy trì ổn định, số học sinh bỏ học trong năm học giảm so với năm học trước; tỷ lệ học sinh theo học THPT, BTVH và học nghề đạt 60,94%; chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm; công tác nuôi ăn bán trú học sinh được đảm bảo cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng giáo viên và học sinh đạt giải các kỳ thi cấp huyện, tỉnh tăng so với năm học trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề tồn tại: Nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp giáo dục ít, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học còn ở mức thấp. CSVC tại các điểm trường chính còn thiếu, đặc biệt là phòng học, phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa thu hút được nhiều người tham gia, kết quả huy động ở mức thấp; Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, chất lượng giáo dục tiểu học ở các khu lẻ chưa thực sự chuyển biến. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các cấp học chưa có tính đột phá, còn chậm so với các xã trong huyện; Việc thực hiện các giải pháp năm học ở các trường chưa quyết liệt, thiếu sự chỉ đạo. Công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và tài chính tại các trường đang còn buông lỏng quản lý. Việc sắp sếp cán bộ, giáo viên đứng lớp đang còn nhiều bấp cập, chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và học sinh. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, còn giao phó cho thầy cô giáo và nhà trường; một bộ phận học sinh không có ý thức học tập, thích chơi hơn học; Tỷ lệ học sinh theo học THPT và học nghề còn quá thấp, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa phát huy được hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị những việc cần phải thực hiện trong năm học tới, đồng chí Chủ tịch và đồng chí Bí thư Đảng ủy nhấn mạnh: Ban giám hiệu các trường học cần bám sát vào kế hoạch năm học của trường, chỉ đạo thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp mà hội đồng nhà trường đã xây dựng; nội bộ phải đoàn kết thống nhất cùng nhau xây dựng thì công tác giáo dục của xã nhà mới có nhiều chuyển biến tích cực; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương và gia đình học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các thôn cần phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động con em đến trường, vận động học sinh đăng ký thi cấp 3, đăng ký học BTVH, học nghề để tạo nền tảng vững chắc cho các em trong tương lai. Cố gắng phấn đấu sớm hoàn thành tiêu chí Giáo dục đã đăng ký.

* Theo kết quả kiểm tra của tổ khuyến nông cho thấy hiện nay trên tất cả các xứ đồng trên địa bàn xã đang xuất hiện một số loại sâu bệnh như sau:

Về sâu: xuất hiện Rầy nâu với mật độ cao từ 500-1000 con/m2 nếu không kịp phòng trừ sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Yêu cầu nhân dân theo dõi, nắm chắc diễn biến phát sinh phát triển của rầy lứa 5 trên các trà lúa. Đối với trà lúa đứng cái – ôm đòng khi mật độ rầy từ 1.000 con/m2 trở lên chỉ đạo hướng dẫn phun trừ bằng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: LKset-up 75WP, Chess (chét) 50WG, Elsin(e sin) 10EC, Sutin 50SC, Chatot (cha tót) 600WG,...và trên những diện tích lúa giai đoạn trổ - chắc xanh hướng dẫn phun trừ khi mật độ từ 750 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Bassa (ba sa) 50EC, Victory (víc to ry) 585EC, Vibas (vi bát) 50ND, Penalty Gold (pe nồ ty ) 50EC...và rẽ luống rộng 0,8-1m. Chỉ đạo phun kép lần 2 (cách nhau từ 3 – 4 ngày) nếu mật độ rầy quá cao. Lưu ý, giữ đủ nước trên ruộng, đảm bảo lượng nước thuốc theo khuyến cáo, phun ướt đều tán lá, thân, gốc lúa.

Về bệnh: có bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nặng, bệnh khô vằn. sử dụng các loại thuốc Starner (sờ ta nơ) 20WP, Ychatot ( y cha tót)900SP, Kasumin (ka su min) 2L.

Đề nghị bà con nhân dân tổ chức phun trừ đồng bộ trong 2-3 ngày để đạt hiệu quả phòng trừ cao.

* Cách phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với gia cầm, gia súc khi chuyển mùa.

Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng, mưa ẩm xen kẽ làm gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm; Ngoài ra, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, chuồng nuôi ẩm thấp, lầy lội là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh và gây bệnh cho đàn vật nuôi; Vì vậy, bà con nông dân cần chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi bằng một số biện pháp sau:

Về chuồng nuôi: Phải tu sửa, che chắn kín gió khi cần thiết, phát quang bụi rậm xung quanh, khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt, lầy lội hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Đối với lợn và gà con chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt, vì vậy cần phải có chuồng úm hoặc quây úm, bên trên có treo bóng đèn có công suất khác nhau để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chiều cao treo bóng đèn được điều chỉnh theo ngày tuổi của lợn, gà để không làm vỡ bóng. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm cho gà.

Con giống:Chọn mua con giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại gia đình; Nên tự túc con giống để hạn chế lây lan mầm bệnh (chăn nuôi theo quy trình khép kín) hoặc mua tại những cơ sở giống có uy tín được cấp phép của Nhà nước; Con giống phải khỏe mạnh, khi mới mua về phải được nuôi cách ly ít nhất 2 tuần mới nhập đàn.

Chăm sóc nuôi dưỡng:Để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, người chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của con vật. Đối với lợn con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cung cấp đủ thức ăn xanh cho trâu bò, buổi chiều tối nên bổ sung thêm thức ăn tinh với khối lượng 0,5-2 kg/con/ngày và hòa thêm muối ăn 0,2- 0,5 kg/con/ngày vào nước cho trâu bò uống. Bổ sung thuốc bổ trợ như: Chất điện giải, vitamin, B.complex vào nước uống cho gà, lợn để nâng cao sức đề kháng. Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 15oC thì cho gia súc, gia cầm uống nước ấm, cho trâu bò ăn tại chuồng, không đi chăn thả và không bắt trâu bò làm việc. Bà con cần chủ động dự trữ thức ăn thô, xanh như rơm, cỏ khô và các phụ phẩm nông nghiệp; Trồng thêm một số loại cây thức ăn như ngô trồng dày, cỏ ghine, cỏ VA06,... để làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông.

Công tác thú y:Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Hen suyễn, Tụ huyết trùng, Tiêu chảy,.... Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn phân, chất thải về đúng nơi quy đinh và có biện pháp xử lý; Nếu sử dụng cho trồng trọt hay nuôi cá phải ủ hoai mục trước khi sử dụng. Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi ít nhất 1lần/1tuần bằng dung dịch Han-Iodin 10% hoặc Bencocid.

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe của vật nuôi, khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: Sốt cao, ăn ít hoặc bỏ ăn, sảy thai hoặc chết cần phải nhanh chóng nhốt riêng, cách ly ra khu vực khác và báo ngay cho cán bộ thú y viên xã hoặc trưởng khu để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Khi có gia súc, gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi.

* Một số quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2016.

Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn.

Nghị định 116/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh; tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh). Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh.

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp cho một số trường hợp

Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống, sẽ được điều chỉnh thêm 0,25 triệu đồng/tháng; đối với người có lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng, mức lương hưu sau điều chỉnh là 2 triệu đồng/tháng.

Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống, mức trợ cấp mới bằng trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh cộng thêm 0,15 triệu đồng/tháng...

Để phân bón dưới nền nhà bị phạt đến 3 triệu đồng

Theo Nghị định 115/2016 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/9, hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng không có giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; trường hợp quảng cáo không đúng theo Giấy xác nhận quảng cáo bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng với hành vi kinh doanh sản xuất màxếp, để sản phẩm phân bón lẫn với nguyên liệu sản xuất tại nhà xưởng sản xuất phân bón hoặc không xếp phân bón lên kệ mà để tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất tại địa điểm kinh doanh.

Điểm tin các hoạt động nổi bật trong tuần của xã Yên Nhân

Đăng lúc: 09/09/2016 09:13:36 (GMT+7)

* Ngày 30/8 UBND xã Yên Nhân đã tổ chức hội nghị sơ kết chương trình nông thôn mới 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2016.

Hội nghị đã nghe đồng chí Trịnh Văn Trường trình bày báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM 8 tháng đầu năm 2016. Đánh giá kết quả thực hiện, chương trình NTM xã Yên Nhân cho đến thời điểm hiện nay đã đạt được 11/19 tiêu chí NTM, 28/39 chỉ tiêu NTM đã đạt chuẩn. Các tiêu chí đã đạt chuẩn gồm tiêu chí số 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí số 3 về thuỷ lợi; tiêu chí 4 về Điện; tiêu chí 8 về Bưư điện; tiêu chí 9 về nhà ở dân cư; tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí 15 về Y tế; tiêu chí số 16 về văn hoá; tiêu chí 17 về môi trường; tiêu chí 18 về hệ thống chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí 19 về an ninh trật tự xã hội. Đối với 2 tiêu chí đăng ký trong năm 2016: Tiêu chí số 14 về Giáo dục không đạt do tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ thấp, tỷ lệ học sinh theo học THPT và học nghề không đạt 70 %; Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá có thể đạt do được đầu tư xây dựng nhà văn hoá. Đối với các thôn, xã Yên Nhân có 6 thôn, tính đến nay chưa có thôn nào đạt chuẩn NTM: Thôn Chiềng đạt 10/14 tiêu chí; các thôn còn lại đạt 9/19 tiêu chí. Các tiêu chí đạt được đã được đánh giá trên hội nghị, tuy nhiên có một số tiêu chí hiện đã đạt không bền vững như tiêu chí số 17 về Môi trường. Các ý kiến thảo luận trong cũng hội nghị cũng phân tích thực trạng về vệ sinh môi trường đó là hầu hết các hộ chăn nuôi đều xả nước thải, chất thải ra môi trường, không qua xử lý, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

* Ngày 1/9/2016 UBND xã đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2015 – 2016 nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Thành phần tham dự hội nghị gồm có TT ĐU-HĐND-UBND-MTTQ, các ban ngành đoàn thể, Bí thư, trưởng thôn, trưởng ban công tác MT 06 thôn, và cán bộ lãnh đạo quản lý 4 nhà trường. Chủ trì hội nghị: Đ/c Lang Đức Thọ - CT UBND xã. Qua hội nghị được nghe đồng chí Trịnh Văn Trường trình bày báo cáo Tổng kết năm học 2015-2016. Nội dung báo cáo tập chung đánh giá kết quả năm học 2015-2016, nêu rõ những nguyên nhân tồn tại hạn chế và biện pháp khắc phục và nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tiếp theo.

Hội nghị cũng đã phân tích, chỉ rõ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác giáo dục của địa phương. Trong năm học 2015 – 2016, kết quả phổ cập giáo dục từ mầm non đến THCS đều được giữ vững, tỷ lệ học sinh ra lớp được duy trì ổn định, số học sinh bỏ học trong năm học giảm so với năm học trước; tỷ lệ học sinh theo học THPT, BTVH và học nghề đạt 60,94%; chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm; công tác nuôi ăn bán trú học sinh được đảm bảo cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng giáo viên và học sinh đạt giải các kỳ thi cấp huyện, tỉnh tăng so với năm học trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề tồn tại: Nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp giáo dục ít, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học còn ở mức thấp. CSVC tại các điểm trường chính còn thiếu, đặc biệt là phòng học, phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa thu hút được nhiều người tham gia, kết quả huy động ở mức thấp; Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, chất lượng giáo dục tiểu học ở các khu lẻ chưa thực sự chuyển biến. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các cấp học chưa có tính đột phá, còn chậm so với các xã trong huyện; Việc thực hiện các giải pháp năm học ở các trường chưa quyết liệt, thiếu sự chỉ đạo. Công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và tài chính tại các trường đang còn buông lỏng quản lý. Việc sắp sếp cán bộ, giáo viên đứng lớp đang còn nhiều bấp cập, chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và học sinh. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, còn giao phó cho thầy cô giáo và nhà trường; một bộ phận học sinh không có ý thức học tập, thích chơi hơn học; Tỷ lệ học sinh theo học THPT và học nghề còn quá thấp, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa phát huy được hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị những việc cần phải thực hiện trong năm học tới, đồng chí Chủ tịch và đồng chí Bí thư Đảng ủy nhấn mạnh: Ban giám hiệu các trường học cần bám sát vào kế hoạch năm học của trường, chỉ đạo thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp mà hội đồng nhà trường đã xây dựng; nội bộ phải đoàn kết thống nhất cùng nhau xây dựng thì công tác giáo dục của xã nhà mới có nhiều chuyển biến tích cực; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương và gia đình học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các thôn cần phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động con em đến trường, vận động học sinh đăng ký thi cấp 3, đăng ký học BTVH, học nghề để tạo nền tảng vững chắc cho các em trong tương lai. Cố gắng phấn đấu sớm hoàn thành tiêu chí Giáo dục đã đăng ký.

* Theo kết quả kiểm tra của tổ khuyến nông cho thấy hiện nay trên tất cả các xứ đồng trên địa bàn xã đang xuất hiện một số loại sâu bệnh như sau:

Về sâu: xuất hiện Rầy nâu với mật độ cao từ 500-1000 con/m2 nếu không kịp phòng trừ sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Yêu cầu nhân dân theo dõi, nắm chắc diễn biến phát sinh phát triển của rầy lứa 5 trên các trà lúa. Đối với trà lúa đứng cái – ôm đòng khi mật độ rầy từ 1.000 con/m2 trở lên chỉ đạo hướng dẫn phun trừ bằng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: LKset-up 75WP, Chess (chét) 50WG, Elsin(e sin) 10EC, Sutin 50SC, Chatot (cha tót) 600WG,...và trên những diện tích lúa giai đoạn trổ - chắc xanh hướng dẫn phun trừ khi mật độ từ 750 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Bassa (ba sa) 50EC, Victory (víc to ry) 585EC, Vibas (vi bát) 50ND, Penalty Gold (pe nồ ty ) 50EC...và rẽ luống rộng 0,8-1m. Chỉ đạo phun kép lần 2 (cách nhau từ 3 – 4 ngày) nếu mật độ rầy quá cao. Lưu ý, giữ đủ nước trên ruộng, đảm bảo lượng nước thuốc theo khuyến cáo, phun ướt đều tán lá, thân, gốc lúa.

Về bệnh: có bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nặng, bệnh khô vằn. sử dụng các loại thuốc Starner (sờ ta nơ) 20WP, Ychatot ( y cha tót)900SP, Kasumin (ka su min) 2L.

Đề nghị bà con nhân dân tổ chức phun trừ đồng bộ trong 2-3 ngày để đạt hiệu quả phòng trừ cao.

* Cách phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với gia cầm, gia súc khi chuyển mùa.

Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng, mưa ẩm xen kẽ làm gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm; Ngoài ra, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, chuồng nuôi ẩm thấp, lầy lội là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh và gây bệnh cho đàn vật nuôi; Vì vậy, bà con nông dân cần chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi bằng một số biện pháp sau:

Về chuồng nuôi: Phải tu sửa, che chắn kín gió khi cần thiết, phát quang bụi rậm xung quanh, khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt, lầy lội hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Đối với lợn và gà con chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt, vì vậy cần phải có chuồng úm hoặc quây úm, bên trên có treo bóng đèn có công suất khác nhau để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chiều cao treo bóng đèn được điều chỉnh theo ngày tuổi của lợn, gà để không làm vỡ bóng. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm cho gà.

Con giống:Chọn mua con giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại gia đình; Nên tự túc con giống để hạn chế lây lan mầm bệnh (chăn nuôi theo quy trình khép kín) hoặc mua tại những cơ sở giống có uy tín được cấp phép của Nhà nước; Con giống phải khỏe mạnh, khi mới mua về phải được nuôi cách ly ít nhất 2 tuần mới nhập đàn.

Chăm sóc nuôi dưỡng:Để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, người chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của con vật. Đối với lợn con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cung cấp đủ thức ăn xanh cho trâu bò, buổi chiều tối nên bổ sung thêm thức ăn tinh với khối lượng 0,5-2 kg/con/ngày và hòa thêm muối ăn 0,2- 0,5 kg/con/ngày vào nước cho trâu bò uống. Bổ sung thuốc bổ trợ như: Chất điện giải, vitamin, B.complex vào nước uống cho gà, lợn để nâng cao sức đề kháng. Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới 15oC thì cho gia súc, gia cầm uống nước ấm, cho trâu bò ăn tại chuồng, không đi chăn thả và không bắt trâu bò làm việc. Bà con cần chủ động dự trữ thức ăn thô, xanh như rơm, cỏ khô và các phụ phẩm nông nghiệp; Trồng thêm một số loại cây thức ăn như ngô trồng dày, cỏ ghine, cỏ VA06,... để làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông.

Công tác thú y:Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Hen suyễn, Tụ huyết trùng, Tiêu chảy,.... Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn phân, chất thải về đúng nơi quy đinh và có biện pháp xử lý; Nếu sử dụng cho trồng trọt hay nuôi cá phải ủ hoai mục trước khi sử dụng. Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi ít nhất 1lần/1tuần bằng dung dịch Han-Iodin 10% hoặc Bencocid.

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe của vật nuôi, khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: Sốt cao, ăn ít hoặc bỏ ăn, sảy thai hoặc chết cần phải nhanh chóng nhốt riêng, cách ly ra khu vực khác và báo ngay cho cán bộ thú y viên xã hoặc trưởng khu để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Khi có gia súc, gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi.

* Một số quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2016.

Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn.

Nghị định 116/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh; tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh). Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh.

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp cho một số trường hợp

Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, đối với người có mức lương hưu từ 1,75 triệu đồng/tháng trở xuống, sẽ được điều chỉnh thêm 0,25 triệu đồng/tháng; đối với người có lương hưu trên 1,75 triệu đồng/tháng, mức lương hưu sau điều chỉnh là 2 triệu đồng/tháng.

Đối với người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1,85 triệu đồng/tháng trở xuống, mức trợ cấp mới bằng trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh cộng thêm 0,15 triệu đồng/tháng...

Để phân bón dưới nền nhà bị phạt đến 3 triệu đồng

Theo Nghị định 115/2016 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/9, hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng không có giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; trường hợp quảng cáo không đúng theo Giấy xác nhận quảng cáo bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng với hành vi kinh doanh sản xuất màxếp, để sản phẩm phân bón lẫn với nguyên liệu sản xuất tại nhà xưởng sản xuất phân bón hoặc không xếp phân bón lên kệ mà để tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất tại địa điểm kinh doanh.