Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc” với Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị

Ngày 19/05/2017 08:36:48

Cách đây 70 năm, vào tháng 10 năm 1947, sau khi giành được chính quyền 02 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy Bí danh là XYZ viết một tác phẩm đặc biệt quan trọng để huấn luyện, giáo dục, rèn luyện phương pháp, đạo đức và phong cách làm việc cho cán bộ đảng viên của Đảng ta.

Người viết: “Hiện nay phong trào cách mạng rất cao. Nhưng thử hỏi cán bộ và hội viên ta đã mấy người biết rõ lý luận và biết áp dụng vào chính trị - quân sự, kinh tế và văn hóa? Đã mấy người hiểu “biện chứng” là gì? Vì kém lý luận, cho nên khi gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”.

Vì vậy, nội dung chủ yếu của tác phẩm này là Hồ Chí Minh đã quán triệt một cách nhuần nhuyễn phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời Người dạy chúng ta cách suy nghĩ và làm việc đúng đắn để hoàn thành tốt công tác cách mạng, và trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” Bác đã khái quát nêu ra hai phương pháp cơ bản sau:

Một là, phải đứng vững trên quan điểm duy vật để xem xét giải quyết mọi vấn đề của cách mạng. Đứng vững trên lập trường duy vật để kiên quyết chống lại bệnh chủ quan - một căn bệnh nguy hiểm nhất gây tác hại to lớn cho cách mạng. Người phân tích: “Nguyên nhân của bệnh chủ quan” là “kém lý luận hoặc khinh lý luận hoặc lý luận suông”. Hồ Chí Minh nói: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính.Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”… “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm vào lý luận. Vì vây chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.

Hai là, phải nắm vững phương pháp biện chứng để xem xét và giải quyết mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam. Nắm vững phép biện chứng là để kiên quyết chống lại căn bệnh hẹp hòi. Hồ Chí Minh viết: “Bệnh này là rất nguy hiểm mà nhiều cán bộ và đảng viên còn mắc phải. Trong thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Nhiều thứ bệnh như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa…đều do bệnh hẹp hòi mà ra”, dẫn đến giải quyết công việc một cách phiến diện…

Còn về tư cách và đạo đức cách mạng, tư cách của Đảng chân chính cách mạng thì Hồ Chí Minh viết: “Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phòng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau…Nếu không vậy thì không biết nắm vững các cách thức tranh đấu và các cách thức tổ chức, không biết liên hợp lợi ích ngày thường và lợi lâu dài của dân chúng”.

Về phận sự của đảng viên và cán bộ, Người yêu cầu: Thứ nhất, trọng lợi ích của Đảng hơn hết. Hồ Chí Minh viết “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hóa, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng”; thứ hai là, đạo đức cách mạng. Người viết “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Nói tóm lại, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”; thứ ba, phải giữ kỷ luật. Hồ Chí Minh viết “lợi của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên. Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của đảng viên. Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có thể thành công và thắng lợi. Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng. Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sỹ xung phong. Đó là do sự “tự giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên, làm chiến sỹ xung phong… Đồng thời, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức và chính trị của mình.

Vì vậy, muốn sửa đổi lối làm việc cho cán bộ đảng viên thì phải huấn luyện cán bộ. Người viết: cán bộ là gốc của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Việc huấn luyện cán bộ cần tập trung vào các nội dung: huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý luận.., và chính Người là hiện thân về sử dụng vũ khí sắc bén của phép biện chứng duy vật để huấn luyện cán bộ, giải quyết mọi vấn đề khó khăn, phức tạp trên con đường lãnh đạo cách mạng Nước ta vượt qua bao sóng gió để tiến lên giành thắng lợi vẻ vang.

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc” - sửa đổi phương pháp, phong cách làm việc, trước thực trạng đội của ngũ cán bộ đảng viên mà Nghị quyết TW4 (Khóa XI) và Nghị quyết TW4 (Khóa XII) đã thẳng thắn chỉ ra, ngày 15/5/2016 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa XII) đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhằm kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cho cán bộ đảng viên của Đảng thật sự có đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là rèn luyện cho cán bộ đảng viên thấm nhuần và thực hiện tốt phong cách làm việc, phong cách sinh hoạt, phong cách sống theo tấm gương của Bác.

Để đạt được điều đó, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng.., xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu… Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.

Có thể nói rằng, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị là sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc”- những lời di huấn thiêng liêng của Người đối với cán bộ đảng viên trong toàn Đảng ta trước đây, ngày nay và mãi mãi sau này - Nó có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ ta. Chỉ thị đã thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác về đạo đức và phong cách làm việc đối với người cán bộ đảng viên, vì vậy để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì hơn lúc nào hết mỗi cán bộ đảng viên cần phải nghiêm túc tự mình sửa đổi ngay lối làm việc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để củng cố niềm tin đối với nhân dân, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó.

Hoàng Bằng Giang

Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Theohttp://www.tuyenquang.gov.vn

Trịnh Trường (st)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc” với Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị

Đăng lúc: 19/05/2017 08:36:48 (GMT+7)

Cách đây 70 năm, vào tháng 10 năm 1947, sau khi giành được chính quyền 02 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy Bí danh là XYZ viết một tác phẩm đặc biệt quan trọng để huấn luyện, giáo dục, rèn luyện phương pháp, đạo đức và phong cách làm việc cho cán bộ đảng viên của Đảng ta.

Người viết: “Hiện nay phong trào cách mạng rất cao. Nhưng thử hỏi cán bộ và hội viên ta đã mấy người biết rõ lý luận và biết áp dụng vào chính trị - quân sự, kinh tế và văn hóa? Đã mấy người hiểu “biện chứng” là gì? Vì kém lý luận, cho nên khi gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”.

Vì vậy, nội dung chủ yếu của tác phẩm này là Hồ Chí Minh đã quán triệt một cách nhuần nhuyễn phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời Người dạy chúng ta cách suy nghĩ và làm việc đúng đắn để hoàn thành tốt công tác cách mạng, và trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” Bác đã khái quát nêu ra hai phương pháp cơ bản sau:

Một là, phải đứng vững trên quan điểm duy vật để xem xét giải quyết mọi vấn đề của cách mạng. Đứng vững trên lập trường duy vật để kiên quyết chống lại bệnh chủ quan - một căn bệnh nguy hiểm nhất gây tác hại to lớn cho cách mạng. Người phân tích: “Nguyên nhân của bệnh chủ quan” là “kém lý luận hoặc khinh lý luận hoặc lý luận suông”. Hồ Chí Minh nói: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính.Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”… “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm vào lý luận. Vì vây chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.

Hai là, phải nắm vững phương pháp biện chứng để xem xét và giải quyết mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam. Nắm vững phép biện chứng là để kiên quyết chống lại căn bệnh hẹp hòi. Hồ Chí Minh viết: “Bệnh này là rất nguy hiểm mà nhiều cán bộ và đảng viên còn mắc phải. Trong thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Nhiều thứ bệnh như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa…đều do bệnh hẹp hòi mà ra”, dẫn đến giải quyết công việc một cách phiến diện…

Còn về tư cách và đạo đức cách mạng, tư cách của Đảng chân chính cách mạng thì Hồ Chí Minh viết: “Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phòng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau…Nếu không vậy thì không biết nắm vững các cách thức tranh đấu và các cách thức tổ chức, không biết liên hợp lợi ích ngày thường và lợi lâu dài của dân chúng”.

Về phận sự của đảng viên và cán bộ, Người yêu cầu: Thứ nhất, trọng lợi ích của Đảng hơn hết. Hồ Chí Minh viết “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hóa, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng”; thứ hai là, đạo đức cách mạng. Người viết “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Nói tóm lại, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”; thứ ba, phải giữ kỷ luật. Hồ Chí Minh viết “lợi của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên. Vì vậy, sự phát triển và thành công của Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của đảng viên. Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có thể thành công và thắng lợi. Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của Đảng. Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sỹ xung phong. Đó là do sự “tự giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên, làm chiến sỹ xung phong… Đồng thời, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức và chính trị của mình.

Vì vậy, muốn sửa đổi lối làm việc cho cán bộ đảng viên thì phải huấn luyện cán bộ. Người viết: cán bộ là gốc của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Việc huấn luyện cán bộ cần tập trung vào các nội dung: huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý luận.., và chính Người là hiện thân về sử dụng vũ khí sắc bén của phép biện chứng duy vật để huấn luyện cán bộ, giải quyết mọi vấn đề khó khăn, phức tạp trên con đường lãnh đạo cách mạng Nước ta vượt qua bao sóng gió để tiến lên giành thắng lợi vẻ vang.

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc” - sửa đổi phương pháp, phong cách làm việc, trước thực trạng đội của ngũ cán bộ đảng viên mà Nghị quyết TW4 (Khóa XI) và Nghị quyết TW4 (Khóa XII) đã thẳng thắn chỉ ra, ngày 15/5/2016 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa XII) đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhằm kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cho cán bộ đảng viên của Đảng thật sự có đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là rèn luyện cho cán bộ đảng viên thấm nhuần và thực hiện tốt phong cách làm việc, phong cách sinh hoạt, phong cách sống theo tấm gương của Bác.

Để đạt được điều đó, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng.., xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu… Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.

Có thể nói rằng, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị là sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc”- những lời di huấn thiêng liêng của Người đối với cán bộ đảng viên trong toàn Đảng ta trước đây, ngày nay và mãi mãi sau này - Nó có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ ta. Chỉ thị đã thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác về đạo đức và phong cách làm việc đối với người cán bộ đảng viên, vì vậy để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì hơn lúc nào hết mỗi cán bộ đảng viên cần phải nghiêm túc tự mình sửa đổi ngay lối làm việc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để củng cố niềm tin đối với nhân dân, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó.

Hoàng Bằng Giang

Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Theohttp://www.tuyenquang.gov.vn

Trịnh Trường (st)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)