Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
405427

Xây dựng nông thôn mới: Mở “cánh cổng” làng

Ngày 09/03/2015 15:18:18

(THO) - Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh, toàn tỉnh hiện đã có trên 40 xã được công nhận đạt chuẩn XDNTM.

Từ ý Đảng đến lòng dân

Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Việc XDNTM vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Tuy có không ít khó khăn trên con đường XDNTM, song nhiều địa phương trong tỉnh đã có cách làm sáng tạo để XDNTM hiệu quả, tạo hiệu ứng mạnh mẽ, làm tiền đề cho phát triển “tam nông” bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trước hết, cần thấy rõ, nông dân chính là chủ thể của quá trình phát triển và XDNTM. Từ đây, những công trình từ sức dân đã và đang hình thành ngày càng nhiều. Vai trò này thể hiện trong việc tham gia ý kiến vào đề án và bản đồ quy hoạch XDNTM cấp xã; tham gia vào lựa chọn những việc gì cần làm trước, cần làm sau để thiết thực với người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Ngoài ra, nông dân có quyền quyết định mức đóng góp các công trình công cộng của thôn, xã; cử đại diện (ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã...

Tuy nhiên, trong điều kiện người nông dân còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, làm thế nào để phát huy sức dân, để nông dân tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo kiến thiết nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa nông thôn với thành thị là vấn đề đặt ra trong tiến trình XDNTM.

Như nhiều địa phương khác, khó khăn lớn nhất mà xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) gặp phải trong lộ trình XDNTM là thiếu nguồn vốn đầu tư. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tất cả những nội dung XDNTM đều được xã đưa ra bàn bạc công khai trong nhân dân, để người dân tham gia ngay từ đầu, giúp người dân thấy được lợi ích thiết thực của một chương trình lớn. Vì vậy, việc huy động vốn tại xã Hoằng Đạt đã nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân. Từ đây, nhiều hạng mục công trình đã nhanh chóng được hoàn thành với số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng. Điều đáng nói là hơn 70% số vốn này được huy động từ sự đóng góp của nhân dân. Đây là một điều không dễ đối với một xã thuần nông (với hơn 70% hộ sản xuất nông nghiệp) như Hoằng Đạt. Nhờ đó, xã Hoằng Đạt đã cán đích XDNTM với 19/19 tiêu chí XDNTM.

Diện mạo nông thôn mới

Về xã Hà Lai (Hà Trung), đi trên những con đường bê tông rộng rãi hiển hiện trong tầm mắt những cánh đồng lúa xanh mướt rồi trường học, trạm y tế, nhà cửa khang trang bên những hàng cau... Dẫn chúng tôi đi tới lễ khởi công công trình nhà văn hóa thôn 3, xã Hà Lai, ông Trịnh Văn Quỳnh, một người trong thôn, phấn khởi cho biết: Không lâu nữa, khi công trình hoàn thành bà con thôn 3 chúng tôi đã có nơi để sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, các cháu nhỏ có không gian để vui chơi, sinh hoạt hè...

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh, toàn tỉnh hiện đã có trên 40 xã được công nhận đạt chuẩn XDNTM. Và lộ trình 2014-2016 hầu hết các địa phương đã đăng ký phấn đấu cán đích. Như vậy, có nghĩa rằng không còn lâu nữa nông thôn tỉnh ta đã có thể “nhịp bước” cùng thành thị; khoảng cách giàu - nghèo cơ bản được rút ngắn; quan trọng hơn vẫn là đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện. Và kỳ vọng về một nông thôn trong tương lai sẽ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp “sạch”, năng suất theo hướng sản xuất hàng hóa, là nơi giữ gìn văn hóa truyền thống của các dân tộc, là nơi bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên... sẽ không còn là xa vời. Vì lẽ đó, việc XDNTM chính là một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Xây dựng nông thôn mới: Mở “cánh cổng” làng

Đăng lúc: 09/03/2015 15:18:18 (GMT+7)

(THO) - Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh, toàn tỉnh hiện đã có trên 40 xã được công nhận đạt chuẩn XDNTM.

Từ ý Đảng đến lòng dân

Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Việc XDNTM vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Tuy có không ít khó khăn trên con đường XDNTM, song nhiều địa phương trong tỉnh đã có cách làm sáng tạo để XDNTM hiệu quả, tạo hiệu ứng mạnh mẽ, làm tiền đề cho phát triển “tam nông” bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trước hết, cần thấy rõ, nông dân chính là chủ thể của quá trình phát triển và XDNTM. Từ đây, những công trình từ sức dân đã và đang hình thành ngày càng nhiều. Vai trò này thể hiện trong việc tham gia ý kiến vào đề án và bản đồ quy hoạch XDNTM cấp xã; tham gia vào lựa chọn những việc gì cần làm trước, cần làm sau để thiết thực với người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Ngoài ra, nông dân có quyền quyết định mức đóng góp các công trình công cộng của thôn, xã; cử đại diện (ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã...

Tuy nhiên, trong điều kiện người nông dân còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, làm thế nào để phát huy sức dân, để nông dân tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo kiến thiết nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa nông thôn với thành thị là vấn đề đặt ra trong tiến trình XDNTM.

Như nhiều địa phương khác, khó khăn lớn nhất mà xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) gặp phải trong lộ trình XDNTM là thiếu nguồn vốn đầu tư. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tất cả những nội dung XDNTM đều được xã đưa ra bàn bạc công khai trong nhân dân, để người dân tham gia ngay từ đầu, giúp người dân thấy được lợi ích thiết thực của một chương trình lớn. Vì vậy, việc huy động vốn tại xã Hoằng Đạt đã nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân. Từ đây, nhiều hạng mục công trình đã nhanh chóng được hoàn thành với số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng. Điều đáng nói là hơn 70% số vốn này được huy động từ sự đóng góp của nhân dân. Đây là một điều không dễ đối với một xã thuần nông (với hơn 70% hộ sản xuất nông nghiệp) như Hoằng Đạt. Nhờ đó, xã Hoằng Đạt đã cán đích XDNTM với 19/19 tiêu chí XDNTM.

Diện mạo nông thôn mới

Về xã Hà Lai (Hà Trung), đi trên những con đường bê tông rộng rãi hiển hiện trong tầm mắt những cánh đồng lúa xanh mướt rồi trường học, trạm y tế, nhà cửa khang trang bên những hàng cau... Dẫn chúng tôi đi tới lễ khởi công công trình nhà văn hóa thôn 3, xã Hà Lai, ông Trịnh Văn Quỳnh, một người trong thôn, phấn khởi cho biết: Không lâu nữa, khi công trình hoàn thành bà con thôn 3 chúng tôi đã có nơi để sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, các cháu nhỏ có không gian để vui chơi, sinh hoạt hè...

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình XDNTM tỉnh, toàn tỉnh hiện đã có trên 40 xã được công nhận đạt chuẩn XDNTM. Và lộ trình 2014-2016 hầu hết các địa phương đã đăng ký phấn đấu cán đích. Như vậy, có nghĩa rằng không còn lâu nữa nông thôn tỉnh ta đã có thể “nhịp bước” cùng thành thị; khoảng cách giàu - nghèo cơ bản được rút ngắn; quan trọng hơn vẫn là đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện. Và kỳ vọng về một nông thôn trong tương lai sẽ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp “sạch”, năng suất theo hướng sản xuất hàng hóa, là nơi giữ gìn văn hóa truyền thống của các dân tộc, là nơi bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên... sẽ không còn là xa vời. Vì lẽ đó, việc XDNTM chính là một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.